Bộ trưởng Tài chính: Quỹ bình ổn xăng dầu là công cụ rất hữu ích

Bộ trưởng Tài chính cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất hữu ích, nếu cứ dựa vào thuế và phí giảm hết thì không còn bộ máy nhà nước nữa...

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Giá sửa đổi, nhiều đại biểu quan tâm đến việc nên giữ hay bỏ Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.

Chưa thấy tổng kết, đánh giá 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, phải đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu như thế nào.

“Có rất nhiều doanh nghiệp phản ánh là sự điều hành chưa linh hoạt và tác động để giá xăng, dầu bám sát với giá thị trường thì tính tích cực chưa được cao”, ông Thanh cho hay.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, mặc dù thời gian công bố giá đã kéo xuống còn 10 ngày nhưng trong báo cáo của thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng nói là cân nhắc nếu giữ quỹ bình ổn giá này thì thời gian để công bố giá có thể kéo thấp xuống thì mới linh hoạt và bám sát được yêu cầu của thị trường.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ báo cáo thêm nội dung này. Qua một số lần giám sát cũng có nhiều ý kiến đề nghị bỏ quỹ; các cơ quan thanh tra, kiểm tra cũng đề nghị xem xét lại Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

“Trong lần sửa này tôi thấy các đồng chí vẫn giữ, trong khi chưa thấy tổng kết, đánh giá đầy đủ. Đó là một công cụ để bình ổn, nếu chúng ta bỏ đi, các đồng chí cũng cần nêu các phương án”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải có phân tích, đánh giá, nếu bỏ thì thế nào và nếu giữ thì thế nào.

Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề nếu bỏ quỹ thì bình ổn giá xăng dầu bằng cách gì? Bởi đây là vấn đề lớn, ý kiến còn rất khác nhau. Trong khi điều hành bằng thuế và phí không thể nào làm linh hoạt mãi được.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị cần phải tổng kết kỹ tác dụng của quỹ trong các đợt tăng giá xăng dầu thời gian vừa qua, tổng kết kỹ về tổ chức, hoạt động, về đánh giá tác động của quỹ trong các đợt tăng giá xăng dầu trước khi đề nghị để hay bỏ.

Công cụ này rất hữu ích

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các loại quỹ bình ổn khác thì bộ bỏ, nhưng riêng Quỹ bình ổn giá xăng, dầu qua đánh giá tác động thấy rằng, trong thời gian vừa rồi có lợi ích và tác dụng lớn trong quá trình thực hiện bình ổn giá, đặc biệt là sự biến động mạnh nhất trong năm 2022. Từ đó giá xăng, dầu đã giảm.

Tuy nhiên, đây chỉ là một công cụ, chúng ta đang còn công cụ thuế, công cụ phí, các công cụ về điều tiết, đa dạng hóa nguồn cung hay là giảm giá thành các chi phí khác.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc 

“Chúng tôi cho rằng công cụ này rất hữu ích, nếu chúng ta cứ dựa vào thuế và phí, nếu thuế và phí giảm hết thì không còn bộ máy nhà nước nữa, ai trả lương, ai đảm bảo an ninh, quốc phòng, tiền đâu để xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ an ninh quốc gia”, Bộ trưởng Tài chính phân tích.

Theo ông Phớc, khi giảm thuế và phí xuống trong một biện pháp ngắn hạn thì được, nhưng trong dài hạn thì rất khó khăn, đặc biệt là khi đã giảm rồi thì sau này lên cũng là vấn đề rất khó.

“Chúng tôi muốn giữ Quỹ bình ổn giá xăng, dầu, thực ra có 300 một lít nhưng tích tiểu thành đại và cùng với các biện pháp khác, nó sẽ hỗ trợ cho vấn đề điều chỉnh giá xăng, dầu. Bởi vì xăng, dầu và năng lượng là 2 lĩnh vực an ninh kinh tế quan trọng mà chúng ta phải rất đặc biệt quan tâm”, Bộ trưởng Tài chính nói.

Kết lại nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, các quy định về Quỹ bình ổn giá cần đánh giá kỹ quy định cụ thể, nên coi thành lập quỹ là biện pháp bình ổn giá bổ sung, không phổ biến. Thành lập quỹ trong trường hợp bất khả kháng quy định rõ điều kiện thành lập, mục tiêu và thời hạn và nên giải thể quỹ khi hoàn thành mục tiêu.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá lại một cách căn cơ quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá.
“Trước đây "thượng vàng hạ cám" là Bộ Tài chính quản lý hết, thời kỳ trình Luật Giá hiện hành chính là tôi trình, lúc đó tôi đang làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chúng ta đã có một quá trình chuyển từ việc Bộ Tài chính làm tất cả mọi việc về giá, sau này chỉ làm chức năng giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá thôi, còn giá cụ thể thì phân cấp cho các bộ, các ngành khác”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là bước tiến rất quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, riêng trong lĩnh vực về dược phẩm đã đến mấy chục vạn danh mục thuốc thì Bộ Tài chính làm sao biết hết được, chỉ có người trong nghề mới biết được.
Hay như giá đất trước đây cũng là Bộ Tài chính quản lý, sau đó cũng chuyển sang cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tương tự xăng, dầu trước đây cũng là Bộ Tài chính, bây giờ là liên bộ nhưng Bộ Công Thương chủ trì, Bộ Tài chính phối hợp và giá điện cũng thế. 

Quỹ bình ổn xăng dầu còn bao nhiêu tiền?

Thu Hằng

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.