BĐS công nghiệp sẽ giữ vững vị trí “ngôi sao” trên thị trường bất động sản

Thực tế, bất động sản công nghiệp trong năm vừa qua đã tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng khi Việt Nam tiếp tục là cứ điểm sản xuất kinh doanh mới của các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Năm 2023, cả nước có thêm 7 khu công nghiệp đi vào hoạt động và 13 khu công nghiệp trong quá trình xây dựng.

BĐS KCN_page-0001

Nhiều doanh nghiệp BĐS KCN có doanh thu ấn tượng

Kết thúc năm tài chính 2023, doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có xu hướng tích cực, đa số các doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi hoạt động kinh doanh bất động sản trên toàn thị trường nói chung gần như không có giao dịch, thanh khoản chậm, thị trường rơi vào trầm lắng thì bất động sản khu công nghiệp gần như không ảnh hưởng.

Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy, có tới 70% doanh nghiệp báo lãi tăng, thậm chí, nhiều trong số đó ghi nhận mức lợi nhuận tăng đáng kể nhờ vào hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp, như Kinh Bắc, IDICO hay Long Hậu…

Cụ thể, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) ghi nhận lãi năm 2023 cao nhất lịch sử - mức cao nhất kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết vào năm 2007 và không còn dư nợ trái phiếu.

Nguồn: KBC

Nguồn: KBC

Trong quý 4/2023 với doanh thu thuần đạt 846,7 tỷ đồng, tăng vọt so với mức âm 338 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Điều này đã giúp, Đô thị Kinh Bắc đạt mức lãi ròng 131,3 tỷ đồng trong quý 4/2023, trong khi cùng kỳ năm trước báo lỗ gần 559 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm 2023, Đô thị Kinh Bắc ghi nhận doanh thu thuần 5.645 tỷ đồng, tăng 494% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu từ mảng cho thuê đất và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có mức tăng trưởng gấp gần 8 lần, đạt 5.247 tỷ đồng, chiếm 93% tổng doanh thu của Đô thị Kinh Bắc.

Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp trong năm 2023 của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp này đã được cải thiện lên mức 69%, so với mức 48% của năm 2022. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính của Đô thị Kinh Bắc cũng tăng 34% so với năm 2022, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi, cho vay và hợp tác kinh doanh tăng.

Kết quả, Đô thị Kinh Bắc báo lãi sau thuế cả năm 2023 ở mức 2.218 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2022. Qua đó, hoàn thành 55% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023. Tuy nhiên, đây vẫn là mức lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp này kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2007 đến nay.

Tổng Công ty IDICO – CTCP (IDC) cũng nằm trong danh sách doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có mức lãi cao trong năm 2024. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023, Tổng Công ty IDICO – CTCP ghi nhận doanh thu thuần 953 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 491 tỷ đồng.

Nguồn: IDC

Nguồn: IDC

Tổng Công ty IDICO cho biết, mức tăng trưởng cao trên chủ yếu do các hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần theo quy định trong quý 4/2023. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ cũng tăng gấp hơn 7 lần và các khoản chi phí phát sinh đã được Tổng Công ty IDICO tiết giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế cả năm 2023, Tổng Công ty IDICO ghi nhận doanh thu 2.505,8 tỷ đồng tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với năm 2022, trong đó, phần lớn là doanh thu từ mảng hạ tầng khu công nghiệp đóng góp.

Ngoài ra, Becamex và Long Hậu cũng nằm trong top doanh nghiệp bất động sản có mức doanh thu, lợi nhuận đứng đầu. Trong đó, Becamex ghi nhận kết quả kinh doanh cả năm 2023 đạt gần 8.204 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 2.314 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Riêng trong quý IV/2023, doanh thu thuần đạt 5.059 tỷ đồng từ mảng kinh doanh bất động sản và bất động sản đầu tư, chiếm đến 90% tổng doanh thu. Song phần lợi nhuận này lại đến từ thương vụ chuyển nhượng toàn bộ dự án dự án thuộc Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ - đô thị Bình Dương cho nhóm CapitaLand.

BĐS Khu công nghiệp có nhiều triển vọng

Các chuyên gia dự báo, trong năm 2024 bất động sản công nghiệp vẫn được đánh giá là phân khúc tăng trưởng tốt và tiếp tục là cứ điểm sản xuất kinh doanh mới của các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.

Báo cáo Nghiên cứu thị trường bất động sản Việt của Avison Young Việt Nam mới đây cho thấy, năm 2023 là năm khá thành công với bất động sản công nghiệp khi hầu hết chỉ số tăng trưởng tích cực. Trên khắp cả nước, giá thuê đất ổn định, thậm chí tăng nhẹ tại Hà Nội, với tỷ lệ lấp đầy cao.

Tính đến hết năm 2023, giá thuê đất công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đạt trung bình 232 USD/m2/kỳ hạn. Khách thuê lấp đầy 93% tổng diện tích, tăng nhẹ so với cuối 2022. Tại Hà Nội, giá thuê trung bình đạt 188 USD/m2/kỳ hạn với tỷ lệ lấp đầy ở mức 90%. Thị trường công nghiệp Đà Nẵng hiện có giá chào thuê thấp nhất là 95 USD/m2/kỳ, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ lấp đầy cao nhất đạt 94%.

Trong khi đó, nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản (VARS) cũng chỉ ra, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng khoảng 20% so với kỳ trước, khu vực miền Bắc chứng kiến mức tăng giá mạnh nhất. Tại miền Bắc, giá thuê trung bình 135 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 33% so với năm 2022. Tại miền Nam, giá thuê trung bình 188 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15% so với năm 2022. Thị trường TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương không ghi nhận biến động về giá do các KCN sẵn có đều đã được lấp đầy với chu kỳ thuê dài hạn.

Theo bà Phạm Thị Miền - Phó Trưởng ban Nghiên cứu thị trường và tư vấn xúc tiến đầu tư VARS, năm 2024 bất động sản công nghiệp vẫn được đánh giá là phân khúc tăng trưởng tốt và tiếp tục là cứ điểm sản xuất kinh doanh mới của các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vẫn tích cực với lợi thế từ chính sách ưu đãi thuế. Hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, hiện đại với cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc top đầu trong khu vực. Dịch vụ phụ trợ khu công nghiệp ngày càng được cải thiện.

Nhiều dự án đầu tư KCN mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, bắt đầu triển khai các giai đoạn tiếp theo. Nguồn cung bất động sản KCN đang chứng kiến sự tăng trưởng ở cả miền Bắc và miền Nam nhu cầu bất động sản công nghiệp vẫn còn rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về các kho nhiều tầng đa dụng và nhà xưởng xây sẵn.

Đặc biệt, quy hoạch nhiều tỉnh, thành giai đoạn 2021-2030 đã được thông qua sẽ giải quyết phần nào các vướng mắc liên quan tới thủ tục pháp lý cho các KCN. Những yếu tố này sẽ giúp bất động sản KCN năm 2024 tiếp tục duy trì vị thế và tiếp tục tăng trưởng.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.