Thứ tư, 29/06/2022, 15:47 PM

Bất chấp chính sách zero Covid, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc vẫn tăng đột phá

(CL&CS) - Theo VASEP, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc tới hết tháng 5/2022 đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra (chiếm 48%) và tôm (chiếm 35%).

Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.

Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc tới hết tháng 5/2022 đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra (48%) và tôm (35%) xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này.

5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra tăng 124% đạt 371 triệu USD. Trong đó, sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đạt 297 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cá tra nguyên con tươi/đông lạnh tăng 58% đạt gần 74 triệu USD.

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đột phá với mức tăng gấp gần 29 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 108 triệu USD, cao gần bằng kim ngạch tôm chân trắng (119 triệu USD, tăng 61%). Trong khi đó, xuất khẩu tôm sú giảm 9%, chỉ đạt 43 triệu USD.

Ngoài 2 sản phẩm chủ lực, thì xuất khẩu đa số các loài hải sản sang Trung Quốc sụt giảm so với cùng kỳ năm trước: Cá ngừ giảm 60%, các loại cá biển giảm 9%, chả cá và surimi giảm 25%…

Theo VASEP, Covid-19 bùng phát mạnh và thái độ kiên định với chính sách zero Covid của chính quyền Trung Quốc khiến cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc khi nhiều cảng nhập khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra Covid trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe. Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng, thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây bất chấp những thách thức trên.

Về xu hướng, thị trường Trung Quốc tiếp tục bị chi phối bởi dịch Covid-19 khiến nhập khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng. VASEP cũng cho rằng, về dài hạn, thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng. Là một loại thuỷ sản phổ biến, tôm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong các hộ gia đình. Nguồn cung tôm từ Trung Quốc giảm trong 3 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các loài thủy sản nhập khẩu mà người tiêu dùng Trung Quốc thích ăn, và các loại có khối lượng nhập khẩu lớn bao gồm: tôm, cá hố, mực ống, cá tra, cá hồi...

 

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Ninh Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa

Ninh Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 09:38

(CL&CS)- Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng suất, chất lượng và thực hiện các quy định về đo lường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính thông qua áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001:2015

Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính thông qua áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001:2015

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 12:04

(CL&CS) - Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 08:39

(CL&CS) - Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai đã xây dựng kế hoạch duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2024.