Bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí với bộ tiêu chuẩn ISO 14000
(CL&CS) - Hệ thống quản lý môi trường cung cấp cho tổ chức/doanh nghiệp khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các thay đổi của điều kiện môi trường cân bằng với nhu cầu về kinh tế xã hội. Một cách tiếp cận có hệ thống đến quản lý môi trường có thể cung cấp cho cấp quản lý cao nhất thông tin để xây dựng thành công trong thời gian dài và tạo ra các lựa chọn để đóng góp cho sự phát triển bền vững.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 mang đến tổ chức một khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với nhu cầu về kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho phép một tổ chức đạt được kết quả dự kiến đặt ra đối với hệ thống quản lý môi trường của mình.
Cách tiếp cận có hệ thống để quản lý môi trường có thể cung cấp cho cấp quản lý cao nhất các thông tin để xây dựng thành công trong thời gian dài và tạo ra các lựa chọn để đóng góp vào sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn này cũng như các tiêu chuẩn khác, không nhằm mục đích nâng cao hoặc thay đổi các yêu cầu pháp lý của tổ chức.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình, bản chất và vận dụng vào các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ do một tổ chức xác định mình có thể kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng có cân nhắc đến quan điểm về vòng đời. Tiêu chuẩn không nêu ra các chuẩn mực cụ thể về kết quả hoạt động môi trường.
Theo chuyên gia năng suất, các bước triển khai xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 bao gồm 5 bước. Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường. Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình.
Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.
Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường. Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình PDCA: Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra.
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm: Xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.
Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần xác định các khía cạnh môi trường trong phạm vi HTQLMT của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra. Đây là hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng HTQLMT. Khi xác định khía cạnh môi trường cần tính đến các hoạt động, quá trình kinh doanh có liên quan đến khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại… hay các vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường đất và nước ngầm… sử dụng nguyên liệu thô và nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh.
Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.
Bước 3: Thực hiện và điều hành. Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, quy trình và nguồn lực cần thiết để vận hành HTQLMT một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa HTQLMT vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục.
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm: Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì HTQLMT và cung cấp các nguồn lực cần thiết;
Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy;
Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh và phổ biến thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động;
Văn bản hóa tài liệu của HTQLMT: Tài liệu của HTQLMT có thể bao gồm: sổ tay, các quy trình và hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản và các hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 quy trình cơ bản của HTQLCL với HTQLMT;
Kiểm soát điều hành: Thực hiện các quy trình điều hành (hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định. Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp;
Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các quy trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ: cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại).
Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục. Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống HTQLMT, đây là giai đoạn xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác.
Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra trong chu trình PDCA. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm: Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.
Đánh giá sự tuân thủ: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.
Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của HTQLMT như các vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường.
Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của HTQLMT, các hồ sơ có thể bao gồm: hồ sơ về giám sát quá trình; hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật…
Đánh giá HTQLMT: thực hiện thủ tục đánh giá HTQLMT và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với HTQLMT và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động.
Bước 5: Xem xét của lãnh đạo. Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về HTQLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới HTQLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước.
Mục đích của quá trình xem xét này gồm: Đảm bảo tính phù hợp liên tục của HTQLMT; Xác định tính đầy đủ; Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống; Tạo điều kiện cải tiến liên tục HTQLMT, các quá trình và thiết bị môi trường…
Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng HTQLMT cũng như kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá trong chu trình PDCA.
Theo VietQ.vn
- ▪Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang công nghiệp hóa theo hướng xanh, bảo vệ môi trường
- ▪Công nghiệp hóa gắn liền bảo vệ môi trường: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững
- ▪Tiêu chuẩn ISO 50001:2018: Hệ thống quản lý năng lượng (EnMS)
- ▪Doanh nghiệp cải thiện hiệu quả về hệ thống quản lý chất lượng nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Bình luận
Nổi bật
TCVN 8400-57:2024 về bệnh viêm đa xoang ở lợn
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Glaesserella parasuis gây ra ở lợn mang tới nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi do đó việc chẩn đoán sớm bệnh theo hướng dẫn tại TCVN 8400-57:2024 sẽ hạn chế tối đa sự lây nhiễm.
Tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia và khu vực
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:05
(CL&CS)- Chiều ngày 20/11, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).
Trung Quốc ban hành tiêu chuẩn an toàn đối với xe đạp điện
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51
(CL&CS) - Nhằm hướng đến sự an toàn đối với người tham gia giao thông và sản phẩm, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố dự thảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.