Thứ tư, 17/02/2021, 14:15 PM

Ẩn số khó đoán về thị trường ô tô trong năm nay

(CL&CS) - Nhờ có Nghị định 70, thị trường ô tô khởi sắc, nhiều doanh nghiệp ô tô đã thoát lỗ, có lãi trong năm 2020. Tuy nhiên “chiếc phao cứu sinh” này hiện đã hết hiệu lực. Điều này đang khiến doanh nghiệp ngành ô tô khá lo lắng.

Bứt phá nhờ Nghị định 70

Tổng quan về thị trường ô tô Việt Nam 2020 chứng kiến nhiều thăng trầm trong nửa đầu năm làm sức mua các tháng liên tiếp giảm sút trong khi nửa năm còn lại thị trường bứt tốc tăng trưởng.

Theo đó, trong nửa đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát phủ “bóng đen” lên toàn cầu, Việt Nam phải giãn cách xã hội, hàng loạt đại lý đóng cửa, doanh số bán xe của các đơn vị thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) giảm mạnh.

Bức tranh sáng của thị trường ô tô Việt Nam 2020 chính là cuối tháng 6, Chính phủ cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Nhờ đó, thị trường ô tô Việt Nam nửa cuối năm doanh số bán xe tháng sau cao hơn tháng trước.

Theo báo cáo từ VAMA, dù gặp khó khăn do Covid-19 nhưng những tháng cuối năm 2020, sức tiêu thụ ôtô đã tăng mạnh hơn cả cùng kỳ năm trước đó: từ tháng 9/2020 sức mua ôtô đã bắt đầu tăng khá cao, đạt 27.252 xe, tăng 32% so với tháng trước, nếu so với cùng kỳ năm trước chỉ giảm nhẹ 2%.

Sang tháng 10/2020, bán ra 33.254 xe, tăng 22% so với tháng trước (tức tăng hơn 6.000 xe) và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Còn trong tháng 11-2020, bán ra 36.359 chiếc, tăng 9% so với tháng trước và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong năm 2020, lượng ô tô tiêu thụ trong cả nước và ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng dần đều trong nửa cuối năm. Kết quả này có được phần lớn nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô của Chính phủ áp dụng cho 6 tháng cuối năm 2020.

Hưởng lợi từ Nghị định 70 cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ và chính sách ưu đãi lãi suất đã giúp hàng loạt doanh nghiệp ô tô thoát lỗ, có lãi trong năm 2020. 

Đơn cử, như Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SVC) đã bứt phá trong nửa cuối năm, trong đó đáng kể nhất là quý 4 khi doanh thu thuần đạt 5.976 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019, lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 133,3 tỷ đồng quý 4, tăng đến 87% so với lợi nhuận đạt được quý 4/2019, trong đó LNST ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt hơn 86 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2020 doanh thu thuần đạt 16.129 tỷ đồng, giảm 11,7% so với năm trước đó, nhưng cũng vượt hơn 9% kế hoạch năm. Nhờ tiết giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và cả chi phí giá vốn, nên LNST thu về đạt hơn 224 tỷ đồng, còn giảm 3,9% so với năm 2019 nhưng vẫn hoàn thành gấp đôi chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. 

Hay như Công ty CP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX) cũng nhận định doanh nghiệp mình đã có một năm kinh doanh thành công, riêng quý 4/2020, doanh thu thuần đạt 1.818,7 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ, LNST đạt gần 63 tỷ đồng cao gấp 9 lần quý 4/2019. Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần đạt 5.570 tỷ đồng tăng 8% so với cùng kỳ, LNST đạt 125 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần so với năm 2019 tương đương EPS đạt 3.409 đồng. 

Tương tự, Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS), lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần đạt 605 tỷ đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ, LNST đạt 286 tỷ đồng tăng 46,7% so với năm 2019 tương đương EPS đạt 1.065 đồng.

unnamed

Hưởng lợi từ Nghị định 70 cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ và chính sách ưu đãi lãi suất đã giúp loạt doanh nghiệp ô tô thoát lỗ, có lãi trong năm 2020. Ảnh S.T

Khó đoán được kịch bản trong năm 2021

Theo báo cáo bán hàng vừa được VAMA công bố, trong tháng đầu tiên của năm 2021, doanh số bán ô tô của các thành viên VAMA chỉ đạt tổng cộng 26.432 xe, giảm 45% so với tháng 12.2020. Trong đó, lượng tiêu thụ ô tô du lịch, ô tô thương mại đều giảm khoảng 45%.

Như vậy, sau những tháng hồi phục liên tiếp trong giai đoạn cuối năm 2020, thị trường ô tô Việt Nam đã “đứt mạch” tăng trưởng ngay trong tháng đầu năm 2021. Điều này cũng dường như đúng với dự đoán về thị trường này khi Nghị định 70 đã hết hiệu lưc. Điều này cũng đang khiến các doanh nghiệp ô tô khá lo lắng cho huớng phát triển trong năm 2021.

Nhìn nhận đầu năm 2021, theo VAMA, khi ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ không còn, thì ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ gặp bất lợi trước xe nhập khẩu. Các chính sách ưu đãi cho xe sản xuất lắp ráp trong nước đủ mạnh chưa nhìn thấy đâu, trong khi đó, xu hướng của ô tô thế giới là tăng thêm nhiều công nghệ mới và giảm giá bán.

Một chính sách quan trọng được các doanh nghiệp mong chờ là điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô. Mức thuế này quá cao, hạn chế người dân sử dụng ô tô, khiến sản xuất ô tô không phát triển. Tuy nhiên, việc này bàn mãi vẫn chưa thông. Nếu chính sách ưu đãi được áp dụng, giá nhiều mẫu ô tô trong nước sẽ giảm khoảng 10% trong năm 2021, như vậy mới tăng được năng lực cạnh tranh.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang trong vòng luẩn quẩn, là ẩn số khó đoán được trong năm 2021.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 27/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị.

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...