Triển khai dự án cở hạ tầng giao thông hiệu quả
Hiện TP.HCM đang cố gắng triển khai, rà soát quy hoạch giao thông trong thành phố vì đây là bước tiến mở đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội, không chỉ riêng TP.HCM mà cả các tỉnh thành lân cận nhất là vùng Đông Nam Bộ, góp phần gia tăng phát triển kinh tế chung của đất nước.
Kinh tế giao thông bao gồm nhiều vấn đề về đất đai, quyền lợi của người dân, đẩy nhanh tiến độ của các dự án giao thông. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 568 năm 2013, cho đến hiện nay đã bộc lộ ra những điều bất cập, hạn chế cần được tháo gỡ. Những vấn đề này đã gây không ít trở ngại đối với việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Vấn đề khó khăn trong quá trình triển khai dự án hạ tầng giao thông thường gặp phải đó là nguồn vốn xây dựng, giải phóng mặt bằng và việc đề bù giải tỏa thỏa đáng cho người dân. Làm thế nào để giải quyết vấn đề ổn thỏa, nhanh chóng để thúc đẩy tiến độ dự án luôn là bài toán khó.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM, khi chuẩn bị thực hiện các dự án giao thông để đảm bảo an toàn các chủ đầu tư nên chuẩn bị dòng vốn, lên kế hoạch kỹ lưỡng nghiên cứu kinh tế giao thông, bởi các dự án giao thông luôn cần nguồn vốn rất lớn không đơn giản là chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước là đủ.
Cần nghiên cứu, rà soát tình trạng mạng lưới giao thông trong thành phố, cũng như tìm hiểu về dân số và việc biến động dân số trong tương lai, nhu cầu đi lại của người dân để có thể đưa ra được phương hướng phát triển hạ tầng giao thông phù hợp.
Xây dựng hạ tầng giao thông chính là sợi dây liên kết nền kinh tế của các tỉnh thành với nhau, để đẩy nhanh tiến độ TP.HCM cần trao đổi với các tỉnh lân cận về kế hoạch dự án thúc đẩy quá trình quy hoạch diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Để có thể thực hiện quy hoạch giao thông giữa các vùng, các đơn vị nên đầu tư theo hình thức theo hình thức đối tác công tư, đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng.
Giao thông đi trước mở đường phát triển kinh tế
TP.HCM là một trong hai thành phố lớn và là trung tâm kinh tế của cả nước đóng góp 34% cho sự phát triển GDP, chiếm 60% nguồn thu ngân sách của cả nước. Vì thế, nền kinh tế ở TP.HCM góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Tiến độ quy hoạch hiện nay, tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bốn quy hoạch bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không cũng đang được điều chỉnh quy hoạch. Nhu cầu di chuyện bằng đường hàng không hiện nay tương đối nhiều vì thế ngoài việc nâng cấp, tu sửa lại sân bay Tân Sơn Nhất thì nhà Nước đã triển khai mở rộng, xây dựng thêm sân bay Long Thành và đang trong quá trình hoàn thiện.
Đối với đường bộ sẽ được điều chỉnh, bổ sung thêm các tuyến đường mới kết nối với các tuyến quốc lộ, vành đai, cao tốc để phù hợp với tốc độ phát triển của thành phố. Quản lý quy hoạch đồng bộ, thống nhất, giải quyết các thủ tục về đất đai cũng như giấy phép xây dựng, giải đáp những thắc mắc cho người dân trong khu vực quy hoạch. Đường sắt tại TP.HCM cũng đã huy động được 25% nhu cầu nguồn vốn tương đương 6,5 tỷ USD cho 3 trong tổng 15 dự án để hoàn thành mạng lưới đường sắt với chiều dài gần 220km.
Ngoài ra, vấn đề giao thông công cộng cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm và là vấn đề xã hội cần phải được khắc phục. Đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và dễ dàng di chuyển bằng phương tiện công cộng, mở rộng những tuyến giao thông liên tỉnh để người dân thuận tiện đi lại giữa các tỉnh và thành phố.