729.000 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý trong ba tháng
(CL&CS) - Cục Cảnh sát giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an) thông báo kết quả xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau ba tháng thực hiện Nghị định 168/2024. CSGT đã tước gần 51.000 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 75.000 giấy phép, tạm giữ hơn 203.000 phương tiện, trong đó hơn 192.000 xe môtô, gần 3.900 ôtô.
So với cùng kỳ năm trước, số vụ xử phạt giảm 31,9%, tương đương hơn 341.000 trường hợp. Số vụ vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt gần 150.000 trường hợp, giảm 130.000; vi phạm tốc độ hơn 168.000, giảm hơn 92.000; vi phạm quá tải trọng, cơi nới thành thùng 10.600, giảm hơn 10.500; chở quá số người hơn 5.440, giảm hơn 9.300 trường hợp.

Hình minh họa
Lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông là 9.100 trường hợp, giảm gần 5.300 so với cùng kỳ năm ngoái. Tai nạn giao thông đã giảm cả ba tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, số vụ tai nạn ba tháng đầu năm nay là 4.440, giảm hơn 1.800; số người chết là 2.446, giảm 245; số người bị thương 3.026, giảm hơn 1.860.
Đại diện Cục CSGT đánh giá sau ba tháng thực hiện Nghị định 168, mặc dù đã áp dụng các chế tài xử phạt tăng nặng, gần đây vi phạm có dấu hiệu tăng trở lại. Tại một số nút giao ở thành phố lớn, người dân lại vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi trên vỉa hè. "Để hình thành thói quen tự giác chấp hành pháp luật, thời gian tới CSGT sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông", đại diện Cục CSGT nói và cho biết việc xử phạt theo phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Năm 2025, CSGT cả nước sẽ tăng cường xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn như vi phạm nồng độ cồn, ma túy; cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng; vi phạm tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu... Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành rà soát hạ tầng đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội và tốc độ gia tăng của phương tiện.
Cát Tường
- ▪Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến giao thông vận tải là cần thiết, phù hợp thực tiễn
- ▪Hà Nội tổ chức lại giao thông một số nút giao nhằm giảm thiểu ùn tắc
- ▪Hà Nội: Thị trường bất động sản khu Đông cất cánh nhờ hạ tầng giao thông “mở đường”?
- ▪8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng chủ trì cuộc họp rà soát các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc
sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 16:02
(CL&CS) - Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng
sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 08:07
(CL&CS) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc triển khai thẻ vé thông minh không chỉ là câu chuyện kỹ thuật, mà còn là chiến lược quốc gia. Việc tích hợp trong thanh toán vé giúp giảm thiểu thủ tục, đồng thời nâng cao tính an toàn và tiện lợi, liên thông, hướng tới một hệ thống giao thông công cộng văn minh, hiện đại và kết nối toàn quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
sự kiện🞄Thứ ba, 20/05/2025, 14:35
(CL&CS) - Ngày 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.