Yên Bái: Phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế vùng hồ Thác Bà
(CL&CS) - Từ những điều kiện thiên nhiên tưởng chừng khắc nghiệt, người dân xã An Phú huyện Lục Yên đã biến khó khăn thành cơ hội, tận dụng mặt nước, rừng núi và những hòn đảo trên hồ Thác Bà để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả đã ra đời.

Mô hình nuôi cá lồng của ông Nguyễn Văn Trà ở thôn Khau Vi trên hồ Thác Bà.
Ông Hứa Văn Kiến ở thôn Cao Khánh là 1 trong những hộ dân tiên phong của xã An Phú trong phát triển chăn nuôi trâu trên đảo trong khu vực lòng hồ Thác Bà. Trước đây hòn đảo này chỉ trồng rừng và một số loại hoa màu, nhưng từ khi để ý vào mỗi mùa nước hồ rút là cả một vùng đất đai hiện ra, cỏ mọc um tùm, xanh tươi bạt ngàn, ông Kiến cùng một số bà con nảy ra ý tưởng nuôi trâu. Hòn đảo rộng khoảng 40 ha với địa hình có cả bãi bằng, có đồi thấp và cả núi đá, đây là điều kiện thuận lợi cho việc chăn thả. Từ 1 con trâu ban đầu, sau 3 năm chăm sóc, đàn trâu của ông Kiến đến nay lúc nào cũng có trên 10 con, mỗi năm ông bán được 4 con thu về khoảng 100 triệu đồng. Trâu nuôi ở đây tốn ít chi phí và công chăm sóc, thức ăn hoàn toàn từ thiên nhiên, ông Kiến chia sẻ: “Ưu điểm lớn nhất khi chăn nuôi trâu vùng ven hồ Thác Bà là tận dụng được diện tích chăn thả rộng rãi, xa khu vực dân cư nên ít xảy ra dịch bệnh, trâu phát triển tốt”.
Mô hình nuôi trâu của ông Hứa Văn Kiến ở thôn Cao Khánh
Cũng là sử dụng lợi thế hồ Thác Bà nhưng khác với mô hình của ông Kiến, ông Nguyễn Văn Trà ở thôn Khau Vi chọn phát triển kinh tế trên mặt nước với 13 lồng cá ngay giữa lòng hồ Thác Bà. Những chiếc lồng được làm kiên cố, neo chắc chắn vào sườn núi, bên dưới là hàng nghìn con cá nheo, cá lăng, cá trắm, cá chép đang lớn nhanh từng ngày.
Trong những chiếc lồng này có khoảng 4 tấn cá, cứ sau khoảng 6 tháng là có thể xuất bán, trung bình mỗi năm ông Trà thu hoạch 2 lứa với khoảng 2 tấn, doanh thu khoảng 160 triệu đồng. Nhờ tận dụng nguồn nước sạch và khí hậu mát mẻ quanh năm, cá nuôi trên hồ Thác Bà có chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, sản phẩm ra đến đâu thương lái đến tận nơi mua hết đến đó. Không những vậy, ông Trà còn kết hợp nuôi cá với phát triển du lịch trải nghiệm, cho du khách tham quan, thưởng thức cá tươi ngay tại bè, góp phần mở rộng hướng đi mới cho ngành du lịch sinh thái cộng đồng của xã An Phú. Ông Trà cho biết: “mới đầu khi mới nuôi cá lồng gia đình rất lo lắng vì là 1 trong những hộ đầu tiên làm mô hình này, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của chính quyền xã nên đến nay mô hình đã phát triển về số lượng cũng như đem lại thu nhập ổn định”.
Hiện nay, xã An Phú có 16 hộ dân đang phát triển kinh tế từ hồ Thác Bà bằng các hình thức như nuôi cá lồng, chăn nuôi gia súc, trồng rừng và kết hợp làm dịch vụ. Chính quyền xã cũng tích cực hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, quy hoạch vùng nuôi và liên kết tiêu thụ sản phẩm theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái. Những mô hình của ông Kiến hay ông Trà là minh chứng rõ nét cho việc biết tận dụng thế mạnh của địa phương thì bà con hoàn toàn có thể làm giàu. Hiện, xã An Phú đang định hướng xây dựng chuỗi giá trị và liên kết giữa các hộ để tăng hiệu quả kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, từng bước giảm hộ nghèo và tăng hộ khá trên vùng hồ Thác Bà. Ông Lê Văn Bằng - Phó chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: “Với tiềm năng thuận lợi vùng hồ Thác Bà, chính quyền địa phương khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân phát triển các mô hình về chăn nuôi thủy sản, gia súc và trồng rừng trên đảo nhỏ, qua đó đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt giúp người dân nâng cao thu nhập và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương”.
Từ mảnh đất còn nhiều gian khó, bà con xã An Phú huyện Lục Yên đang dần khẳng định nội lực và tinh thần vượt khó, biến lòng hồ Thác Bà không chỉ là hồ nước mênh mông, mà còn là mạch sống cho sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo Sở KH&CN tỉnh Yên Bái
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng công cụ Kaizen giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:12
(CL&CS)- Nhờ vào những lợi ích mà Kaizen mang lại, việc áp dụng công cụ này là một lựa chọn chiến lược giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển và đạt được thành công bền vững.
Yên Bái: Phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế vùng hồ Thác Bà
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:12
(CL&CS) - Từ những điều kiện thiên nhiên tưởng chừng khắc nghiệt, người dân xã An Phú huyện Lục Yên đã biến khó khăn thành cơ hội, tận dụng mặt nước, rừng núi và những hòn đảo trên hồ Thác Bà để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả đã ra đời.
Trồng loại rau từng xem là cỏ dại, xưa chỉ cho lợn ăn nay thành đặc sản vùng sông nước, nông dân thu tiền triệu mỗi ngày
sự kiện🞄Thứ hai, 05/05/2025, 14:52
(CL&CS) - Trước đây, loại rau này chỉ mọc hoang ở khu vực bờ sông nhưng đến nay đã trở thành đặc sản, cứ thu hoạch là bán hết trong tích tắc, giúp người nông dân đổi đời.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.