Xuất khẩu tôm chế biến sang Australia tăng 40%
(CL&CS) - Theo VASEP, mặc dù chỉ đứng thứ 6 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 6% nhưng Australia được đánh giá là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam

Kỳ vọng xuất khẩu tôm chế biến từ Việt Nam sang Australia từ nay đến cuối năm sẽ tăng trưởng tốt hơn nữa
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), từ năm 2018 đến nay, xuất khẩu tôm sang Australia liên tục tăng trưởng dương từ 115 triệu USD năm 2018 lên 188 triệu USD năm 2021. Tính tới 15/8/2022, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 169 triệu USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính tới 15/8/2022, trong tổng cơ cấu tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Australia, tôm chế biến (HS 16) chiếm 40% trong khi tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 03) chiếm 60%. Giá trị xuất khẩu tôm mã HS 16 đạt 68 triệu USD, tăng 41% trong khi giá trị xuất khẩu tôm mã HS 03 đạt 101 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo VASEP, tỷ trọng xuất khẩu tôm chế biến từ Việt Nam sang Australia trong 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm do quy định khắt khe về an toàn sinh học của nước này. Mới đây, Australia có quy định nới lỏng quy định kiểm tra đối với một số sản phẩm tôm chế biến.
“Kỳ vọng xuất khẩu tôm chế biến từ Việt Nam sang Australia từ nay đến cuối năm sẽ tăng trưởng tốt hơn nữa”- VASEP nhận định.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia, ngày 19/8/2022, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc có thông báo bổ sung tôm tẩm bột/ breaded, battered, or crumbed (BBC) và tôm siêu chế biến chưa được làm chín/ highly processed (HP) vào danh sách các mặt hàng được hưởng ưu đãi theo Chương trình can thiệp ưu đãi (CBIS) - Cơ chế dành ưu đãi cho hàng hóa là thực vật nhập khẩu vào Australia được hưởng tỷ lệ kiểm tra an toàn sinh học ít hơn.
Theo đó, kể từ ngày 22/8/2022 tôm BBC và HP từ tất cả các nước đã được phê duyệt sẽ được hưởng các ưu đãi trong Chương trình CBIS. Các sản phẩm này sẽ được ưu đãi dựa vào lịch sử tuân thủ các quy định về an toàn sinh học và tỷ lệ kiểm tra xác suất rủi ro của Chính phủ Australia.
Cụ thể, đối với tôm BBC, thay vì 100% các lô hàng phải kiểm tra nguyên niêm phong để xác minh hàng hóa, từ 22/8/2022, chỉ một phần các lô hàng phải kiểm tra còn nguyên niêm phong. Đối với tôm HP, thay vì 25% số lô hàng phải kiểm tra để xác minh hàng hóa, từ 22/8/2022 chỉ một phần nhỏ hơn các lô hàng phải đưa đi kiểm tra.
Nhập khẩu tôm của Australia trong nửa đầu năm nay cũng ghi nhận tăng trưởng tốt với giá trị nhập khẩu đạt hơn 205 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Australia xu hướng giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc - các đối thủ chính của tôm Việt Nam trên thị trường này. Sản xuất tôm Trung Quốc gặp khó khăn, sản lượng giảm lại thêm chính sách zero covid của Chính phủ nước này nên hoạt động xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Australia ghi nhận giảm.
Theo VASEP, mặc dù lạm phát cao, nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ của các chỉ số kinh tế, kinh tế Australia vẫn dự báo có thể tránh được suy thoái trong năm nay. Cùng với trợ lực từ các Hiệp định RCEP, CPTPP mà Việt Nam và Australia có tham gia, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này dự báo vẫn khả quan từ nay đến cuối năm.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 10:00
(CL&CS) - Nâng cao năng suất giúp tăng cường khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59
(CL&CS) - Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, cho thấy khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động.
Sử dụng các công cụ nâng cao năng suất là cần thiết cho nền kinh tế phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 14:24
(CL&CS) - Năng suất là chìa khóa để duy trì khả năng cạnh tranh ở cả cấp độ tổ chức và quốc gia, đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế xã hội. Các công cụ, kỹ thuật, phương pháp và thực tiễn khác nhau về nâng cao năng suất đã được phát triển và áp dụng qua nhiều năm trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là điều cần thiết của các nền kinh tế.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.