Xuất khẩu cá ngừ tăng tốc trong tháng 8/2022
(CL&CS) - Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tháng 8/2022 tăng 86% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 92 triệu USD.

Tính luỹ kế 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt gần 730 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021.
Con số này cao gấp gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Tính luỹ kế 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt gần 730 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021. So với những năm trước, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đang ngày càng tăng, và nhiều hơn gấp 2 lần các sản phẩm cá ngừ chế biến.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 97 thị trường trên thế giới. Nhìn chung, tính đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính đều đang tăng so với cùng kỳ, trừ Israel.
Cũng theo VASEP, tại 2 thị trường chính là Mỹ và EU, tình trạng lạm phát vẫn còn khá nóng. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (CPI) của tháng 8/2022 đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự, tại Châu Âu, ngày 31/8 cơ quan thống kê châu Âu Eurostat công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của lục địa này trong tháng 8 đã tăng tới 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình trạng này đang khiến cho người tiêu dùng tại Mỹ và EU ngày càng thắt chặt chi tiêu hơn. Nhu cầu đối với cá ngừ đóng hộp, một trong những loại protein giá rẻ được yêu thích tại 2 thị trường này đang ngày càng tăng. Điều này này dự kiến sẽ thúc đẩy nhập khẩu cá ngừ, nhất là các sản phẩm thịt, loin (thịt thăn) đông lạnh nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp.
Còn theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu trong tháng 8/2022 đã tăng 65% so với cùng kỳ năm 2021, và cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xẩy ra đại dịch.
Còn tại EU, sau khi tăng trưởng trở lại trong tháng 7, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này tiếp tục tăng tốc trong tháng 8 với mức tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 106 triệu USD. Con số này đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang EU trong 8 tháng đầu năm nay lên 106 triệu USD.
Đức, Bỉ và Tây Ban Nha là 3 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn trong khối thị trường này. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Đức sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng qua, trong tháng 8 năm nay đã tăng với tốc độ “phi mã” 221% so với cùng kỳ. Cùng với Đức, xuất khẩu cá ngừ sang Bỉ cũng tiếp tục tăng trưởng ở mức cao 116%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ Tây Ban Nha giảm.
Cũng theo VASEP, một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường này là do hạn ngạch ưu đãi thuế quan đối với thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh xuất khẩu sang EU theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã được sử dụng hết.
Cùng với Mỹ và EU, tại một số thị trường chính khác như Canada, Nhật Bản, Israel, Saudi Arabia, Thái Lan và Nga cũng đang có tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 3 đến 4 con số trong tháng 8.
“Một trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do thời điểm này năm ngoái dịch Covid-19 tại Việt Nam bùng phát khiến làm cản trở hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, so với thời điểm trước dịch thì giá trị xuất khẩu sang các thị trường cũng cao hơn. Điều này cho thấy các thị trường đang có sự phục hồi sau đại dịch”, VASEP dự báo.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực tại Huế
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 14:31
(CL&CS) - Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại Huế giảm chi phí, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nâng tầm các sản phẩm chủ lực hướng tới phát triển bền vững.
Năng suất lao động - động lực gia tăng sức mạnh quốc gia
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 10:47
(CL&CS) - Năng suất lao động ở cấp quốc gia chính là động lực làm tăng sức mạnh của mỗi quốc gia, Chính phủ từ đó có thể giải quyết các vấn đề cải thiện cuộc sống cho người dân và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Những ví dụ điển hình của việc gia tăng năng suất trong nền kinh tế là nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm sạch môi trường, tăng cường và cải tiến dịch vụ công cộng, tăng phúc lợi xã hội cho người nghèo, người khuyết tật và những người khác.
Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.