Thứ sáu, 16/12/2022, 15:43 PM

Xuất khẩu cá ngừ sang Tây Ban Nha tăng vào dịp cuối năm

(CL&CS) - Theo VASEP, xuất khẩu sang thị trường này có dấu hiệu phục hồi trong quý cuối năm khi tăng 33% trong tháng 10 và sự tăng trưởng này vẫn tiếp tục trong nửa đầu tháng 11 với mức tăng 112%.

Tây Ban Nha hiện đang là nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất tại EU và là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 của Việt Nam.

Tây Ban Nha hiện đang là nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất tại EU và là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn này không ổn định. Tính lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha đạt gần 19 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước khi diễn ra đại dịch.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 5 trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ sang Tây Ban Nha giảm liên tục. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này có dấu hiệu phục hồi trong quý cuối năm khi tăng 33% trong tháng 10 và sự tăng trưởng này vẫn tiếp tục trong nửa đầu tháng 11 với mức tăng 112%.

Cũng theo VASEP, Tây Ban Nha hiện đang là nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất tại EU và là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cá ngừ của Tây Ban Nha tăng so với cùng kỳ năm 2021, và ở mức gần tương đương so với mức trước đại dịch. Các nhà nhập khẩu Tây Ban Nha đang có xu hướng tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ các nguồn cung bên ngoài.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến cho người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu hơn, nên các nhà sản xuất Tây Ban Nha cố gắng hạ chi phí sản xuất xuống bằng cách tìm các nguồn cung cá ngừ giá rẻ, được ưu đãi thuế quan...

Theo VASEP, Tây Ban Nha hiện đang nhập khẩu chủ yếu thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 và loin cá ngừ hấp đông lạnh mã HS16 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần lượt là 55% và 44%.

Theo thỏa thuận trong Hiệp Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang EU được xóa bỏ dần đều thuế quan trong 4 năm từ mức 18%, và hiện tại các sản phẩm này xuất khẩu sang EU đang bị áp thuế 4,5%. Với mức thuế này, khả năng cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn so với các sản phẩm đang được hưởng ưu đãi thuế quan đến từ Ecuador, Mexico, PNG hay Mauritius…

Còn tại phân khúc cá ngừ chế biến, các sản phẩm loin cá ngừ hấp đông lạnh mã HS16 đang được miễn thuế theo hạn ngạch 11.500 tấn/năm. Các sản phẩm này ko thể cạnh tranh được với các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, hay được miễn thuế của Ecuador…

Theo các doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu cá ngừ sang Tây Ban Nha tăng vào dịp cuối năm là do xuất khẩu nhóm mặt hàng loin cá ngừ hấp đông lạnh mã HS16 tăng mạnh. Các lô hàng này xuất khẩu sang Tây Ban Nha sẽ được lưu tại kho ngoại quan và sẽ được thông quan ngay khi hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo EVFTA được khởi động lại vào đầu năm 2023.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh

Nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 10:00

(CL&CS) - Nâng cao năng suất giúp tăng cường khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.

Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59

(CL&CS) - Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, cho thấy khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động.

Sử dụng các công cụ nâng cao năng suất là cần thiết cho nền kinh tế phát triển bền vững

Sử dụng các công cụ nâng cao năng suất là cần thiết cho nền kinh tế phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 14:24

(CL&CS) - Năng suất là chìa khóa để duy trì khả năng cạnh tranh ở cả cấp độ tổ chức và quốc gia, đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế xã hội. Các công cụ, kỹ thuật, phương pháp và thực tiễn khác nhau về nâng cao năng suất đã được phát triển và áp dụng qua nhiều năm trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là điều cần thiết của các nền kinh tế.