Thứ bảy, 02/10/2021, 15:47 PM

WISE: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0

(CL&CS) - Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển về số lượng, và đã bước vào giai đoạn trọng yếu, cần nhiều sự đầu tư theo chiều sâu để có thể tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có chất lượng cao và mang tầm quốc tế.

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Duy Đông tại buổi lễ khởi động hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo – Hệ sinh thái khởi nghiệp” (WISE) sáng ngày 1/10/2021.

Để làm được như Thứ trưởng vừa phát biểu, thì  phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong những nền tảng quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Ông Trần Duy Đông Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ông Trần Duy Đông Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đã xác định, “Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; Kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế….

Theo Thứ trưởng Đông, một trong những cơ sở để phát triển nền kinh tế năng động, nhanh và bền vững chính là tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Đồng thời từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước. Và phát triển mạnh mẽ kinh tế số. Phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao…

Ông Vũ Duy Thức, người đồng sáng lập và cũng là CEO của OhmiLab cho rằng “Việt Nam có thể trở thành một trong những trung tâm AI. Nếu chúng ta có 100 nghìn kỹ sư AI, sẽ tạo ra 100 tỷ USD. Chúng ta sẽ tạo ra những công nghệ AI dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau”.

OhmniLabs là công ty chế tạo robot có trụ sở chính tại Thung lũng Silicon (Mỹ), tập trung cung cấp các giải pháp robot theo nhu cầu. Đã có 600 kỹ sư AI người Việt Nam đã được đào tạo tại đây, trong đó nhiều người đã có tên tuổi trên toàn cầu.

Nhưng ông Vũ Duy Thức nhấn mạnh: “Cơ hội này cho Việt Nam chỉ có khoảng 2-3 năm, sau đó các nước đang có chính sách về AI sẽ đi rất xa, nếu không tận dụng khoảng thời gian này sẽ Việt Nam sẽ thụt lùi trong khi đang có  các đối thủ là Trung Quốc và Ấn Độ”.  Và nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng.

Để giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tối đa các tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và tăng cường lợi thế cạnh tranh mới của nền kinh tế, Việt Nam cần đào tạo nâng cao và đào tạo lại nguồn nhân lực trong nước, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong kỷ nguyên số, thích ứng với trạng thái “bình thường mới” hậu COVID-19.

Với quan điểm đó, việc hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để thực hiện hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp” (“WISE”) là hết sức cần thiết, kịp thời để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0 và hướng tới nền kinh tế số ở Việt Nam.

Hoạt động WISE sẽ được thực hiện trong 2 năm do USAID tài trợ với mục tiêu hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tiếp tục thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế liên tục.

Chương trình công bố hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và Hệ sinh thái khởi nghiệp”

Chương trình công bố hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và Hệ sinh thái khởi nghiệp”

Tại buổi lễ, Giám đốc USAID Việt Nam, bà Ann Marie Yastishock cho biết, USAID WISE sẽ hỗ trợ các mô hình có thể mở rộng, theo định hướng thị trường và bền vững nhằm xây dựng nguồn nhân lực của Việt Nam sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0  thông qua các quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, cụ thể là các chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ năng số cơ bản, cung cấp thông tin lộ trình nghề nghiệp, định hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư... để quyết định đầu tư phát triển tài năng, cung cấp công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao, đào tạo lại nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0. 

 “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, WISE sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, bởi Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, số lượng sử dụng internet cao, tiếp cận nhanh với công nghệ. Đây là lợi thế để Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và công nghệ số, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào nền kinh tế số, tận dụng được những thành quả của cuộc CMCN 4.0”, Thứ trưởng Trần Duy Đông bày tỏ.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Đồng Nai: Xây dựng phương án, hiện thực hóa phát triển chuyển đổi số

Đồng Nai: Xây dựng phương án, hiện thực hóa phát triển chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

(CL&CS) - Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã và đang xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0.

Gia Lai: Tập huấn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin cho 50 học viên

Gia Lai: Tập huấn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin cho 50 học viên

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

(CL&CS) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin cho 50 học viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trong tỉnh.

Gia Lai: Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đã được chuyển giao, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa

Gia Lai: Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đã được chuyển giao, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:18

(CL&CS) - Giai đoạn 2020-2024, Sở KH&CN tỉnh Gia Lai đã quản lý và triển khai thực hiện 41 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, hầu hết được thực hiện theo cơ chế đề xuất đặt hàng và có cam kết ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu sau khi nhiệm vụ KH&CN hoàn thành.