Thứ sáu, 24/09/2021, 20:14 PM

Đổi mới và sáng tạo trong công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

(CL&CS)- Đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong thời gian qua.

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Nhìn lại chặng đường vừa qua, đổi mới và sáng tạo trong khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%). Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp. 

Kết quả nghiên cứu của Bộ KH&CN gần đây cho thấy trong giai đoạn từ 2001 - 2019, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam. Giai đoạn 2001 - 2019, đầu tư thực tế vào ứng dụng, đổi mới công nghệ trên lao động tại Việt Nam tăng gần 250%. Trong hai thập kỷ qua, đổi mới công nghệ đã dần vượt qua thành tố thâm dụng vốn để trở thành động lực chính của tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động.

Nếu nhìn lại những năm 2000, thâm dụng vốn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, trong khi TFP chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động, tuy nhiên việc tăng cường đầu tư vào các hoạt động liên quan đến công nghệ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam đã góp phần nâng cao TFP trên mỗi lao động cũng như tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Trong giai đoạn tiếp theo từ 2008 đến 2014, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động của Việt Nam chậm lại. Thời gian này, việc giảm đầu tư vốn đã làm giảm đáng kể vai trò của đầu tư ứng dụng công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 - 2019, đổi mới công nghệ đã vượt qua thâm dụng vốn để trở thành động lực chính của tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động. Tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động trung bình là 5,64% trong giai đoạn 2015-2019. Thâm dụng vốn đã đóng góp 55% (3,06% trong tăng trưởng tổng thể 5,64% mỗi năm), 45% còn lại (2,58%) là đóng góp của TFP vào tăng trưởng.

Đáng chú ý là tác động của ứng dụng, đổi mới công nghệ có xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn này, vượt yếu tố tăng cường vốn để trở thành nhân tố có đóng góp lớn nhất tới tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động. Kết quả đánh giá cho thấy nỗ lực đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 3,3% trong mức tăng tổng 5,6% của sản lượng trung bình hàng năm trên mỗi lao động.

nhung-diem-moi-ve-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-kinh-te-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang

Đổi mới và sáng tạo trong công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Đổi mới và sáng tạo công nghệ là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Việt Nam cần sự lãnh đạo quyết liệt cùng thể chế mạnh để nắm bắt những cơ hội này và tháo gỡ những nút thắt để tiếp tục phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4 đang tăng tốc, Bộ KH-CN cho rằng cần tăng cường đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Cụ thể, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới trong tổ chức thông qua thay đổi cơ cấu, chiến lược và văn hóa.

Để hỗ trợ đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp, các chính sách cần hướng tới hỗ trợ theo từng nhóm công nghệ nhất định. Điển hình như xây dựng chiến lược hỗ trợ đổi mới công nghệ theo ngành kinh tế; khuyến khích và hỗ trợ nhập khẩu công nghệ; tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0; tăng cường tác động "lan tỏa" và liên kết thuận/ngược…

Trong bối cảnh hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam còn yếu và đang hoàn thiện, cần ưu tiên phát triển năng lực bắt kịp trình độ công nghệ cao nhất (đường biên công nghệ) thông qua tiếp nhận và phổ biến công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia, thay vì cố gắng thúc ép tạo ra công nghệ mới thông qua hoạt động sáng chế.

Tiếp đó là phải nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, một yếu tố quan trọng chính là tăng cường năng lực cho các đơn vị hỗ trợ. Đó là các viện về đo lường, tiêu chuẩn, thử nghiệm và chất lượng, các Hội chuyên ngành, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ và các cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phải thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) các ngành công nghiệp mới để nâng cao đường biên công nghệ. Hoạt động R&D giúp tăng khả năng hấp thụ công nghệ và tạo cơ hội tăng ngày càng nhiều sáng tạo công nghệ khi Việt Nam phát triển.

Bên cạnh việc phát triển các công nghệ thì sự phát triển các kỹ năng và năng lực của con người cũng là điều kiện tiên quyết đối với cả đổi mới và sáng tạo công nghệ.

Đặc biệt, cần có nhiều hơn nữa các công cụ chính sách như khuyến khích tài chính về các khoản trợ cấp để phát triển kỹ thuật tiên tiến, thiết kế sản phẩm, đổi mới sản phẩm, quy trình, tiếp thị và R&D như ở Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ ngày càng có vai trò tiên quyết để doanh nghiệp cạnh tranh và thịnh vượng. Do vậy, chỉ có ứng dụng và đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp Việt mới nâng cao được hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chọn chủ đề của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2021 là “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai”.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Phú Thọ: Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

Phú Thọ: Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 09:43

(CL&CS) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ cho biết, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã luôn hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng.

Công cụ cải tiến quản lý trực quan giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Công cụ cải tiến quản lý trực quan giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 09:43

(CL&CS) - Quản lý trực quan là công cụ sử dụng hình ảnh để giúp mọi vấn đề tại nơi sản xuất được hiển thị một cách trực quan. Mục tiêu của Quản lý trực quan là dễ dàng phát hiện những vấn đề có thể xảy ra tại nơi sản xuất chỉ bằng quan sát, từ đó là cơ sở nâng cao năng suất, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động.

Ứng dụng hệ thống sấy để nâng cao chất lượng hàng hóa tại Cà Mau

Ứng dụng hệ thống sấy để nâng cao chất lượng hàng hóa tại Cà Mau

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:03

(CL&CS)- Ứng dụng hệ thống sấy (nhà sấy) sản phẩm thủy sản bằng năng lượng mặt trời kết hợp điện năng để nâng cao chất lượng hàng hóa tại tỉnh Cà Mau.