Công tác Hội
Thứ năm, 26/08/2021, 11:48 AM

WHO đưa ra hai kịch bản về dịch Covid-19 trong tương lai

(CL&CS) - Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương vừa đưa ra hai kịch bản Covid-19 trong tương lai: sống chung với virus hoặc viễn cảnh "ai cũng muốn tránh".

Đó là kịch bản được tiến sĩ Takeshi Kasai - Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đưa ra trong buổi họp trực tuyến vào sáng 25/8. Tiến sĩ Kasai nhấn mạnh về chủng Delta, với khả năng lây nhiễm cao, biến thể nhanh chóng dẫn đến các đợt bùng phát lớn hơn, đặc biệt trong không gian kín, nơi đông người và tiếp xúc gần gũi. Các cụm dịch gia đình trở nên phổ biến.

Nhiều nước trong khu vực triển khai các biện pháp mạnh mẽ và nhanh chóng, như phong tỏa, để ngăn ngừa Covid-19 lây lan, tránh tạo áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, tiến sĩ Kasai nhận định virus sẽ không biến mất trong tương lai gần, dù các nước áp dụng biện pháp mạnh mẽ nhất.

maxresdefault-jpeg-1629882007-6187-1629882142

Trên cơ sở nhận định đó, WHO đưa ra một số kịch bản Covid-19 trong tương lai.

- Kịch bản thứ 1: Sống chung với virus, nếu bối cảnh cho phép.

Theo tiến sĩ Kasai thì "Chúng ta giảm thiểu rủi ro bằng cách triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng và những cách phòng ngừa khác, đồng thời ứng phó với các đợt bùng phát bằng biện pháp ngắn hạn, có mục tiêu".

Nhưng đó không đồng nghĩa với từ bỏ chống dịch. Sẽ có sự thay đổi phương pháp đó là các nước xử lý Covid-19 như cúm mùa và những mầm bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine khác. Chính phủ tập trung hạn chế lây lan, bảo vệ những người dễ tổn thương, giảm thiểu tác động về sức khỏe và xã hội của các đợt bùng phát.

Người đứng đầu WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết Singapore mới đây đã kiểm soát được Covid-19 bằng truy vết, xét nghiệm, kết hợp tiêm chủng nhanh chóng để đạt miễn dịch cộng đồng. Quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất khu vực. Đến nay, 74% dân số, tương đương hơn 4,3 triệu người đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19. Chính phủ Singapore nhận định khi đủ lượng người tiêm chủng vaccine, Covid-19 sẽ được kiểm soát giống các bệnh tái phát thông thường như cúm mùa hay tay, chân, miệng.

- Kịch bản thứ 2: Khi biến thể nguy hiểm hơn phát triển - các biến thể lây lan nhanh hoặc gây triệu chứng nặng, làm giảm hiệu quả vaccine.

Ông Kasai gọi đây là viễn cảnh mà "tất cả chúng ta đều muốn tránh nếu có thể". Cách đối phó hiệu quả nhất là nỗ lực hạn chế virus lây truyền ngay lúc này. Giống với những mầm bệnh khác, càng nhiều ca nhiễm, virus càng phát triển mạnh, ông nhận định.

Ông nhận định "diễn biến dịch bệnh tương lai phụ thuộc và hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong những tuần và tháng tới".

Theo WHO, trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh mẽ, phát hiện sớm các ca nhiễm cộng đồng, thực hiện biện pháp y tế công cộng là chìa khóa để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của đại dịch. WHO chỉ rõ tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng, đặc biệt là với nhóm dân số nguy cơ cao nhiễm nCoV.

Điều cần làm đó là mỗi cá nhân nên tiếp tục đeo khẩu trang, tránh không gian kín, nơi đông người và tiếp xúc gần, đồng thời cần tiêm phòng ngay khi đến lượt. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần nghiêm túc quản lý và giảm thiểu rủi ro phát sinh cụm dịch tại nơi làm việc. Hệ thống y tế nên chuẩn bị tinh thần cho những đợt bùng phát đột biến, duy trì dịch vụ cứu sinh thiết yếu.

Với Việt Nam, WHO đánh giá cao nỗ lực mở rộng nguồn cung vaccine Covid-19 và củng cố năng lực sản xuất vaccine trong nước. Giống nhiều quốc gia, WHO nhận định Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu hụt vaccine. Tuy nhiên, chính phủ nhanh chóng bổ sung nguồn cung cần thiết, phân phối cho người dân ngay khi vaccine có mặt. Việt Nam cũng cố gắng củng cố năng lực sản xuất nội địa.

Trước đó, vào chiều 24/8, tại cuộc họp với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine, cho biết Việt Nam đã nhận được 23 triệu liều vaccine. Số vaccine này đến từ cơ chế Covax; hỗ trợ của các nước; hợp đồng đã ký kết.

Chiều 21/7, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) và Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm Số 1 (Vabiotech) công bố sản xuất thử nghiệm lô vaccine Sputnik V đầu tiên. Đến 27/7, Vabiotech cùng Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) tiếp tục công bố thỏa thuận chuyển giao công nghệ vaccine với Công ty Shionogi Nhật Bản.

Quỳnh Anh

Bình luận

Nổi bật

Ông Vũ Văn Diện được bầu làm chủ tịch Hội đồng Công nhận nhiệm kỳ 2024-2029

Ông Vũ Văn Diện được bầu làm chủ tịch Hội đồng Công nhận nhiệm kỳ 2024-2029

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:04

(CL&CS)- Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lế công bố Quyết định về danh sách thành viên Hội đồng công nhận nhiệm kỳ 2024-2029.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 10:52

(CL&CS)- Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), ngày 16/4/2024 Đảng ủy Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại"

Phổ biến kiến thức về TCVN ISO 18091:2020 – Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001 tại chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024

Phổ biến kiến thức về TCVN ISO 18091:2020 – Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001 tại chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 08:27

( CL&CS) - Ngày 11/4/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo phổ biến kiến thức về Tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 trên địa bàn tỉnh năm 2024.