Thứ ba, 22/12/2020, 11:57 AM

WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,8% năm 2021

(CL&CS) - Theo WB, triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo.

Báo cáo "Điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam" vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, theo đó WB dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay ước đạt 2,8% trong khi kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng -4% do phải chịu tác động của dịch COVID-19, cú sốc lớn nhất toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua. Con số này tương đương dự báo từng được đưa ra vào cuối tháng 7 năm nay.

WB cho rằng có được kết quả này là nhờ khả năng chống chịu của cả khu vực trong nước và xuất khẩu. Không những Việt Nam kiềm chế được đại dịch bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ còn sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế.

WB cũng nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt để phục hồi sau đại dịch COVID-19. Việt Nam đang có cơ hội để chọn con đường phát triển xanh hơn, thông minh hơn và bao trùm hơn. Nhờ đó, Việt Nam trở nên vững vàng hơn trước những cú sốc trong tương lai do cả đại dịch hay thảm họa thiên nhiên.

Xuất khẩu là động lực tăng trưởng kinh tế chính của Việt Nam trong thập kỷ qua, đạt kết quả tốt kể từ khi khủng hoảng dịch COVID-19 bắt đầu. Việt Nam dự kiến có thặng dư xuất khẩu hàng hóa lớn nhất từ trước đến nay đồng thời dự trữ ngoại hối tăng.

Dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam kết hợp với xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh đã bù đắp cho việc nguồn thu ngoại tệ từ du lịch suy giảm và nguồn kiều hối bị thu hẹp.

unnamed (1)

WB  nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt để phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Dự báo này dựa trên giả định rằng khủng hoảng COVID-19 sẽ dần được kiểm soát, khi vắcxin ngừa COVID-19 chứng minh được tính hiệu quả.

Tuy nhiên, WB cũng không ngoại trừ khả năng một kịch bản tăng trưởng thấp hơn sẽ diễn ra bởi những tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế khó có thể dự đoán chính xác về quy mô và thời gian dịch sẽ kết thúc.

Theo Ngân hàng Thế giới, hai bài học rút ra qua xử lý thành công khủng hoảng COVID-19 có thể áp dụng để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường. Cách tốt nhất để đối phó với cú sốc bên ngoài là phải chuẩn bị từ trước, đồng thời phải hành động sớm và kiên quyết.

Ngoài tầm nhìn và năng lực, việc tạo điều kiện thử nghiệm cách làm mới, sáng tạo cũng góp phần thay đổi hành vi của các cá nhân, tập thể. Đây là nền tảng cho các chiến lược ứng phó với những nguy cơ về y tế và khí hậu.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới chỉ rõ Việt Nam có thể đạt được khát vọng trở thành nền kinh tế thu nhập cao trước năm 2045 hay không không chỉ dựa vào khả năng Việt Nam vượt qua khủng hoảng COVID-19 thành công mà còn dựa vào sự hiệu quả trong quản lý các nguồn tài nguyên và rủi ro khí hậu.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Từ 1/6/2025, taxi phải lập hóa đơn điện tử ngay khi kết thúc chuyến đi

Từ 1/6/2025, taxi phải lập hóa đơn điện tử ngay khi kết thúc chuyến đi

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:51

Theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/6/2025, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử ngay tại thời điểm kết thúc chuyến đi, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định.

Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao

Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:10

(CL&CS)- UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về Khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố.

Sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: Tăng tính minh bạch, khả thi

Sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: Tăng tính minh bạch, khả thi

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:41

(CL&CS)- Tại phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.