Thứ sáu, 17/12/2021, 10:01 AM

Viettel là nhà cung cấp dịch vụ số đầu tiên tại Việt Nam làm chủ công nghệ hệ thống thu phí không dừng

(CL&CS) - Tháng 12/2021, Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC) – thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã hoàn thành giai đoạn vận hành thí điểm toàn trình hệ thống thu phí tự động không dừng (ePass)

Với dấu mốc này, Viettel chính thức là nhà cung cấp dịch vụ số đầu tiên tại Việt Nam làm chủ 100% công nghệ hệ thống thu phí không dừng, sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ sinh thái giao thông số trong nước.

Trạm thu phí đầu tiên thí điểm toàn trình hệ thống thu phí tự động không dừng (ePass) do Viettel phát triển là trạm Văn Lang thuộc tỉnh Phú Thọ. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, kết quả cho thấy, hệ thống ePass với Trung tâm dữ liệu, Hệ thống nhà điều hành và Hệ thống phần mềm thiết bị làn thu phí do Viettel nghiên cứu phát triển đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Cụ thể, ePass có tỷ lệ nhận dạng biển số xe là 99,8% (yêu cầu: 91%); Tỷ lệ nhận dạng thẻ đầu cuối đạt 98,48% (yêu cầu: 98%). So với hình thức thu phí một dừng, thời gian vận chuyển của khách hàng qua trạm giảm 60 lần, góp phần giảm thiểu ùn tắc trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ.

Với giao diện thân thiện, hiển thị đầy đủ các chức năng thu phí, soát vé, giám sát, hậu kiểm…, khi gặp sự cố, thu phí viên gần như không phải gọi bộ phận kỹ thuật mà có thể tự xử lý ngay tại chỗ. Thống kê cho thấy hệ thống ePass giúp giảm hơn 12 lần thời gian xử lý sự cố so với hệ thống cũ, từ 4 tiếng xuống chưa đến 20 phút.

Với cơ quan quản lý, tính năng giám sát từng bước giao dịch của một xe qua trạm hỗ trợ phát hiện sớm các vấn đề, cảnh báo, ngăn chặn sự cố nghiêm trọng làm gián đoạn dịch vụ.

Làm chủ toàn trình công nghệ giúp Viettel xóa bỏ hoàn toàn những bất cập khi phụ thuộc hệ thống của nhà thầu bên ngoài. Tận dụng lợi thế từ hệ sinh thái số hoàn thiện, ePass dễ dàng kết nối đến hạ tầng số, cũng như các giải pháp, dịch vụ số của Viettel, từ đó chủ động kiểm soát chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm cho người tham gia giao thông, người sử dụng, bảo trì, quản lý đường và cơ quan quản lý nhà nước.

Sau 11 tháng triển khai, ePass sở hữu hơn 50% thị phần với hơn 1 triệu phương tiện sử dụng, tương đương với tổng số phương tiện dán thẻ trên toàn quốc trong 5 năm 2015-2020. Trong tương lai gần, ePass sẽ được mở rộng áp dụng cho các hệ thống thu phí đường thủy, đường hàng không, kho cảng…

Hệ thống tự động thu phí không dừng ePass gồm hệ thống FrontEnd và BackEnd. Trong đó FrontEnd là hệ thống đặt tại trạm thu phí, bao gồm 2 thành phần: hệ thống nhà điều hành và hệ thống phần mềm thiết bị tại làn thu phí. Hệ thống FrontEnd kết nối với hệ thống BackEnd truyền nhận dữ liệu để xử lý, ghi nhận thông tin và điều khiển các hệ thống thiết bị cho các giao dịch qua trạm.

Hệ thống BackEnd là trung tâm dữ liệu, quản lý khách hàng, tài khoản giao thông, xử lý giao dịch tính cước, lưu trữ dữ liệu giao dịch xe qua trạm phục vụ công tác giám sát hậu kiểm và đối soát với nhà đầu tư BOT, liên kết các kênh thanh toán và các nhà cung cấp dịch vụ ETC khác.

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024

Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.

10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024

10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51

(CL&CS) - Hiện nay, việc ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.