Thứ năm, 30/05/2024, 19:17 PM

Vietnam Security Summit 2024: An toàn trong thời kỳ bùng nổ công nghệ trí tuệ nhân tạo

(CL&CS) - Mới đây, Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng (Vietnam Security Summit 2024), sự kiện thường niên về an toàn thông tin được diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được bảo trợ bởi Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục An toàn thông tin và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức.

Sự kiện thu hút hơn 1.000 đại biểu cấp cao phụ trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin đến từ khối Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông, Bán lẻ và Thương mại điện tử, Vận tải – Logistics, Năng lượng, Sản xuất,...

Theo con số được thông tin tại Vietnam Security Summit 2024, chỉ riêng năm 2023, thế giới ước tính thiệt hại tới 8.000 tỷ USD bởi các cuộc tấn công mạng (tương đương gần 21 tỷ USD mỗi ngày), con số đó dự kiến sẽ tăng lên 9.500 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Cứ sau 11 giây lại có một tổ chức trên toàn cầu bị tấn công bằng Ransomware.

z5490528651913_e1527b80b27d91474d7b94318bbab49f

Chương trình được đông đảo các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tham dự

Ngoài ra, có hơn 353 triệu người đã bị ảnh hưởng do vi phạm dữ liệu với chi phí trung bình toàn cầu của một vụ vi phạm dữ liệu lên tới 4,45 triệu USD. Đây là những con số biết nói, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ AI.

Với chủ đề "An toàn trong thời kỳ bùng nổ trí tuệ nhân tạo," phiên Toàn thể đóng vai trò là diễn đàn uy tín để đại diện lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng chia sẻ những định hướng, tầm nhìn và giải pháp nhằm tăng cường năng lực bảo đảm an toàn cho cơ sở dữ liệu trong thời kỳ bùng nổ trí tuệ nhân tạo.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT  Phạm Đức Long nhấn mạnh: Để tạo ra một không gian mạng an toàn, bảo vệ người dân trước các nguy cơ tấn công từ không gian mạng, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách hay các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng, việc đảm bảo an toàn thông tin cần có sự chung tay của toàn xã hội. Quá trình này đòi hỏi tính liên tục và thường xuyên, cùng nhau hợp lực để đối phó với những mối đe dọa an toàn thông tin ngày càng tinh vi, phức tạp.

Một trong những việc Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức chú trọng là thường xuyên, liên tục sử dụng các nền tảng hỗ trợ đảm bảo an toàn thông tin đã và sẽ được Bộ TT&TT phát triển, cung cấp miễn phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

ai-tang-hang2

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã ngày càng trở nên thiết yếu trong mọi mặt đời sống tại Việt Nam, được ứng dụng mạnh mẽ

Được tổ chức lần thứ 6 liên tiếp, đây là sự kiện thường niên uy tín về an toàn thông tin, hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn uy tín giúp các nhà hoạch định chính sách và chiến lược, các chuyên gia đầu ngành, các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những xu hướng mới nhất về an ninh mạng, những giải pháp công nghệ bảo mật tiên tiến, đặc biệt là tiềm năng ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực này.

Với chủ đề “An toàn trong thời kỳ bùng nổ trí tuệ nhân tạo”, sự kiện bao gồm 1 Phiên Toàn thể và 4 Phiên Hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan như: Bảo vệ các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng; An toàn dữ liệu & quyền riêng tư trên môi trường mạng; Quản lý rủi ro an toàn thông tin mạng; Bảo mật di động & ứng dụng với sự chủ trì của các cơ quan chức năng về an toàn thông tin mạng. Trong khuôn khổ phiên Toàn thể của sự kiện diễn ra Lễ khai trương nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin.

Phát biểu tham luận tại diễn đàn, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các hình thức lừa đảo trực tuyến hiện nay đã rất phong phú, thực sự là nguy cơ đối với người dùng.

Theo ông Trần Đăng Khoa, an toàn thông tin mạng là yêu cầu “bắt buộc”, không phải là yếu tố để “lựa chọn”. 100% bộ, ngành, địa phương cần tổ chức kiểm tra, đánh giá tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, trong đó ưu tiên, tập trung kiểm tra tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân. Ưu tiên kiểm tra, đánh giá đối với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đang được giao quản lý, vận hành nhiều hệ thống thông tin hoặc hệ thống thông tin quan trọng, dùng chung.

Cùng truyền tải tại diễn đàn, Ông Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC, Cục An toàn thông tin cho hay: Theo thống kê từ Staticta, số lỗ hổng an toàn thông tin được phát hiện và công bố có xu hướng tăng liên tục qua mỗi năm. Trong năm 2023, có tới 29.000 lỗ hổng an toàn thông tin, tức là trung bình mỗi ngày có khoảng 60 - 70 lỗ hổng mới được phát hiện.

Khi số lượng tài sản số của các tổ chức ngày càng tăng lên, những phương hướng tấn công mới cũng liên tục tăng thêm theo thời gian, bề mặt tấn công được mở rộng hơn. Rủi ro an toàn thông tin có thể xuất hiện ở trên bất kỳ tài sản số nào, và chủ quản hay đơn vị vận hành hệ thống thông tin khó có thể kiểm soát hết được các rủi ro.

ThS. Nguyễn Quang Huy - chuyên gia hàng đầu về eKYC - định danh điện tử, trong lĩnh vực tài chính số tại Việt Nam, nêu rõ tầm quan trọng của eKYC trong việc thúc đẩy số lượng giao dịch trực tuyến, minh chứng qua số liệu ấn tượng với 11 tỷ giao dịch không dùng tiền mặt và 27 triệu tài khoản đã được mở qua eKYC. 

Giải pháp của VNPT eKYC được đề cập, bao gồm việc ứng dụng AI để phát hiện và ngăn chặn các hành vi giả mạo trong thời gian thực, cải thiện độ chính xác và giảm chi phí kiểm soát lừa đảo. Các công nghệ AI như Face & Voice Recognition & Verification, OCR & liveness giấy tờ hay dùng Data Science để phân tích dữ liệu phát hiện các ra bất thường được VNPT AI phát triển và triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống eKYC.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra hoạt động triển lãm các giải pháp, sản phẩm về an toàn, an ninh mạng từ 50+ nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong nước và quốc tế. Các giải pháp tiêu biểu được trưng bày, giới thiệu trong sự kiện bao gồm: phát hiện rò rỉ dữ liệu, bảo vệ cơ sở dữ liệu, bảo mật đám mây, bảo mật Internet vạn vật (IoT), bảo mật 5G, bảo mật di động, bảo mật ứng dụng, bảo mật điểm cuối, CNAPP, DDoS, XD...

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Lâm Đồng: Chuyển đổi số trong các lĩnh vực quan trọng đã và đang đạt được nhiều thành tựu

Lâm Đồng: Chuyển đổi số trong các lĩnh vực quan trọng đã và đang đạt được nhiều thành tựu

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:27

(CL&CS) - Lâm Đồng trở thành một trong những địa phương top đầu cả nước khi có 100% UBND cấp huyện hình thành Trung tâm Điều hành thông minh (IOC). Toàn tỉnh có 12 sàn giao dịch thương mại điện tử đã được Bộ Công thương xác nhận.

Hà Nội phấn đấu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số

Hà Nội phấn đấu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:17

(CL&CS) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025.

Ninh Thuận: Triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ thiết thực, đáp ứng chất lượng và tiến độ

Ninh Thuận: Triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ thiết thực, đáp ứng chất lượng và tiến độ

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 14:37

(CL&CS) - Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Ninh Thuận đã và đang bám sát tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời các giải pháp thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ khoa học công nghệ theo đúng yêu cầu về chất lượng, tiến độ.