Thứ năm, 30/05/2024, 09:32 AM

Diễn biến mới nhất dự án đường bộ nối liền 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan được ‘đại gia’ Hoành Sơn đầu tư

Báo cáo tiền khả thi cho biết, tuyến đường này đang vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng vì đi qua rừng phòng hộ.

Chiều ngày 27/5/2024, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là tuyến đường bộ ngắn nhất nối từ cảng biển Mỹ Thủy đến cửa khẩu Quốc tế La Lay, kết nối các tuyến trục dọc quốc gia như Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc - Nam phía Đông; kết nối với Quốc lộ 15B của nước bạn Lào và hệ thống đường bộ của Thái Lan, Myanmar tạo thành tuyến trục trên hành lang kinh tế Đông – Tây.

Dự án Quốc lộ 15D được UBND tỉnh Quảng Trị cho phép Liên danh 3 nhà đầu tư gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn - Công ty TNHH Phonesack Việt Nam - Công ty TNHH Nam Tiến nghiên cứu làm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo phương thức đối tác công tư (PPP). 

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhà đầu tư đã đưa ra 3 phương án, bao gồm: phương án 1 có chiều dài 42,11km với tổng mức đầu tư 3.995 tỷ đồng; phương án 2 có chiều dài 42,18km, có hầm với tổng mức đầu tư 5.686 tỷ đồng và phương án 3 có chiều dài tuyến 43,08km, thiết kế 2 hầm với tổng mức đầu tư 7.165 tỷ đồng. Nhà đầu tư đề xuất lựa chọn phương án 1 vì mức đầu tư thấp nhất, thời gian thu hồi vốn ngắn nhất (gần 19 năm).

Một đoạn ở Quốc lộ 15D thuộc tỉnh Quảng Trị. Ảnh: VnEconomy

Một đoạn ở Quốc lộ 15D thuộc tỉnh Quảng Trị. Ảnh: VnEconomy

Dự án Quốc lộ 15D nối từ cảng biển Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng) đến cửa khẩu Quốc tế La Lay (huyện Đakrông) kết nối khu vực duyên hải miền Trung với khu vực Nam Lào, Đông Thái Lan. Dự án dài khoảng 92km, gồm 5 đoạn.

Đoạn 1 từ cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 dài khoảng 14km đã được đầu tư có quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Đoạn 4 đi trùng đường Hồ Chí Minh, chiều dài khoảng 24km, quy mô cấp III, 2 làn xe. Đoạn 5 từ đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu La Lay, chiều dài khoảng 12km, đã có đường cũ với quy mô đường cấp IV-VI miền núi. Trong đó, đoạn 2 và 3 dài 42km chưa đầu tư xây dựng, bao gồm: Đoạn 2 từ Quốc lộ 1A đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 8km và đoạn 3 từ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 34km. 

Hiện nay, khó khăn lớn nhất việc dự án đi qua khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có diện tích lớn, do đó phải trình Chính phủ hoặc Quốc hội để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và phê duyệt chủ trương đầu tư.

Trong số ba nhà đầu tư thuộc liên danh nói trên, Tập đoàn Hoành Sơn là cái tên đang được nhiều người quan tâm.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn Hoành Sơn có địa chỉ tại tổ dân phố Thuận Minh, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Hoành Sơn.

Thông tin giới thiệu trên website của công ty, Tập đoàn Hoành Sơn là doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề như: Vận tải, quản lý đội tàu biển, cho thuê tàu và các dịch vụ vận tải biển, giao thương và xây dựng đầu tư. 

Vốn điều lệ hiện tại của Hoành Sơn ở mức 2.000 tỷ đồng. Tháng 10/2018, vốn điều lệ Hoành Sơn là 1.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm ông Phạm Hoành Sơn sở hữu 95%; bà Nguyễn Thị Hằng Nga sở hữu 4% và bà Lưu Thị Duyên sở hữu 1% còn lại. Tổng tài sản Hoành Sơn ở mức 260 triệu USD, doanh thu hàng năm 180 triệu USD và có hơn 2.000 nhân viên.

Ban đầu, Tập đoàn Hoành Sơn hoạt động kinh doanh thương mại các vật liệu xây dựng và các sản phẩm nông nghiệp. Sau đó, công ty tham gia các dự án xây dựng và đầu tư quốc gia như: Hệ thống cấp nước cho Khu Kinh tế Vũng Áng (năm 2011), Cảng biển quốc tế Hoành Sơn (năm 2015) và dự án Điện Mặt trời ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (năm 2019)...

Tập đoàn Hoành Sơn hoạt động đa ngành. Ảnh: Hoành Sơn Group

Tập đoàn Hoành Sơn hoạt động đa ngành. Ảnh: Hoành Sơn Group

Gần đây, Hoành Sơn tạo được danh tiếng trên thương trường với những thương vụ "thâu tóm" doanh nghiệp đình đám.

Tháng 10/2023, Tập đoàn Hoành Sơn đề xuất tỉnh Hà Tình về việc khảo sát, thực hiện dự án bất động sản hai bên đường Hàm Nghi tại TP. Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), thay cho Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM). Dự án này có quy mô gần 150ha với tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.

Năm 2023, Tập đoàn Hoành Sơn mua thêm hơn 7,2 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (mã SRC) để tăng sở hữu từ 24,54% lên 50,22%. Giao dịch này đã đưa Tập đoàn Hoành Sơn chính thức trở cổ đông lớn nhất của Cao su Sao Vàng. Ông Phạm Hoành Sơn cũng trở thành Chủ tịch của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng.

Hồi năm 2016, cái tên Hoành Sơn nổi lên trong giới tài chính khi Công ty TNHH MTV Hoành Sơn (công ty con) thâu tóm dự án cảng Phước An thông qua việc mua cổ phần của CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (mã PAP).

Tập đoàn Hoành Sơn cũng đang nghiên cứu đề xuất làm dự án Cảng tạm hàng rời và khu dịch vụ hậu cần cảng tại Hải Lăng và dự án kho bãi và điểm trung chuyển hàng hóa tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị).

Về phần Công ty TNHH Phonesack Việt Nam, được biết, là một thành viên của Tập đoàn Phonesack Group (Lào), được thành lập từ năm 2010. Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty là ông Nguyễn Kim Sơn. Vốn điều lệ hiện tại của Phonesack Việt Nam là hơn 32 tỷ đồng.

Công ty từng có tên là Công ty TNHH MTV Than Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính công ty tại Khu công nghiệp phụ trợ, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Trong khi đó, Công ty TNHH Nam Tiến có trụ sở chính tại tỉnh Thái Nguyên, giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Phan Thế Nam. Theo nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp hồi tháng 7/2016, Nam Tiến có vốn điều lệ 165 tỷ đồng, trong đó ông Nam sở hữu gần 96% vốn điều lệ, khoảng 4% còn lại của ông Nguyễn Văn Đại.

Ngọc Trà

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.