Viet Capital Bank thua lỗ đang “giấu” điều gì?

(NTD) - Trong khi rất nhiều ngân hàng ồ ạt công bố lợi nhuận tăng đột biến thì Viet Capital Bank đã khiến nhà đầu tư bất ngờ bởi khoản thua lỗ quý 2/2018. Thế nhưng, nguyên nhân sâu xa của việc thua lỗ lại không được hé lộ vì Viet Capital Bank “giấu giếm” nợ xấu. Ngoài ra, đây không phải lần duy nhất thua lỗ của ngân hàng này.

Thua lỗ, “giấu” nợ xấu

Ngành ngân hàng Việt Nam như đang “lột xác” với những bản báo kết quả kinh doanh “đẹp như trong mơ”. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) lại khiến nhà đầu tư bất ngờ khi trở thành ngân hàng đầu tiên thua lỗ trong quý 2/2018.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2018 của Viet Capital Bank, trong quý 2, Viet Capital Bank lỗ 33,5 tỷ đồng trước thuế và lỗ 28,4 tỷ đồng sau thuế. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này vẫn đạt 44 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 13 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017.

Trong quý 2/2018, tất cả các hoạt động của Viet Capital Bank như hoạt động cho vay, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối đều tăng trưởng mạnh. Chỉ có hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đi lùi nhưng tỷ lệ đóng góp lợi nhuận và doanh thu của hoạt động này vào tổng lợi nhuận doanh thu của Viet Capital Bank rất ít nên không ảnh hưởng nhiều đến Viet Capital Bank.

Yếu tố gần như duy nhất khiến Viet Capital Bank thua lỗ chính là việc ngân hàng bất ngờ tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Trong quý 2/2018, chỉ tiêu này của Viet Capital Bank đạt 117,9 tỷ đồng, tăng 99,6 tỷ đồng, tương ứng 544% so với quý 2/2017.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là “tấm gương” phản chiếu nợ xấu. Thế nhưng, trong nhiều năm liền, Viet Capital Bank chưa hề đưa ra con số nợ xấu cụ thể. Báo cáo tài chính quý 2/2018 cũng vậy, như thường lệ, Viet Capital Bank không cung cấp thuyết minh báo cáo tài chính nên nhà đầu tư không thể xác định được con số cụ thể của ngân hàng này.

Chỉ biết, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank đã trình cổ đông thông qua kế hoạch nhiều chỉ tiêu hoạt động, trong đó, Viet Capital Bank mong muốn tỷ lệ nợ xấu sẽ dưới 3%/năm.

Trong kỳ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng, nguyên nhân có thể là do nợ xấu tại Viet Capital Bank tăng vọt. Thế nhưng, không hiểu tại sao Viet Capital Bank lại “giấu” chỉ tiêu này khi nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay cũng như thẩm định hồ sơ vay của ngân hàng.

vietcapitalbank
Viet Capital Bank thua lỗ triền miên.

Không chỉ 1 lần thua lỗ

Nhà đầu tư chứng khoán có thể bất ngờ khi chứng kiến Viet Capital Bank thua lỗ trong bối cảnh ngành ngân hàng khởi sắc. Còn với cổ đông lâu năm của ngân hàng này, đây không phải lần đầu tiên họ chứng kiến lợi nhuận của Viet Capital Bank là con số âm.

Trước đó, 6 tháng đầu năm 2016, Viet Capital Bank gánh chịu khoản thua lỗ 27,4 tỷ đồng. Sau đó, sang quý 2, Viet Capital Bank tiếp tục hao hụt 11,6 tỷ đồng, nâng tổng các khoản thua lỗ 9 tháng đầu năm lên tới 39 tỷ đồng. Viet Capital Bank may mắn thoát lỗ trong quý 4 nên tính chung cả năm, Viet Capital Bank lãi hơn 2 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn là yếu tố chính đẩy Viet Capital Bank vào tình cảnh thua lỗ. Tính chung tới cuối quý 3, Viet Capital Bank đã phải dành 130 tỷ đồng cho chỉ tiêu này. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2015, ngân hàng được hoàn nhập dự phòng 5,4 tỷ đồng.

Các báo cáo quý và năm gần đây của Viet Capital Bank hoàn toàn thiếu vắng thuyết minh báo cáo tài chính. Điều đó có nghĩa cổ đông chưa bao giờ hình dung được “bức tranh” nợ xấu của ngân hàng này.

Tín dụng tăng trưởng ì ạch

Chưa thể khẳng định được nợ xấu tại Viet Capital Bank là con số cao ngất ngưởng nhưng dựa vào chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt như vậy, đây là khả năng không cần phải loại trừ. Và sẽ thật ngạc nhiên nếu nợ xấu tại Viet Capital Bank tăng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng này khá ì ạch.

Tại thời điểm cuối quý 2/2018, chỉ tiêu cho vay khách hàng tại Viet Capital Bank chỉ đạt 25.283 tỷ đồng, tăng 498 tỷ đồng, tương ứng 2% so với cuối năm 2017. 2% là con số vô cùng khiêm tốn so với 544% của tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Trong năm 2017, tình hình cũng cải thiện rất chậm chạp. Chỉ tiêu cho vay khách hàng đạt 24.785 tỷ đồng, tăng 3.972 tỷ đồng, tương ứng 13% so với năm 2016.

Với kết quả kinh doanh kém lạc quan, cổ phiếu Viet Capital Bank rất èo uột trên thị trường OTC. Thời điểm cuối năm 2017, đầu năm 2018, thị trường OTC đã tạo nên những cơn sốt lớn khi cổ phiếu ngân hàng tăng đột biến, nhiều mã tăng hàng chục lần như TCB của Techcombank.

Thế nhưng, bỏ qua “cơn sốt” này, cổ phiếu Viet Capital Bank giao dịch thưa thớt với mức giá thường xuyên dưới 10.000 đồng/CP. Giao dịch mới nhất được ghi nhận diễn ra hồi tháng 2/2018 với giá chỉ 6.600 đồng/CP.

Linh Bảo

_NTD_So 160_In_Page_13
 

 

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản trong “thế trận mới”: Pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội mới?

Thị trường bất động sản trong “thế trận mới”: Pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội mới?

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Theo nhiều ý kiến đánh giá, bước sang năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam đang đối diện nhiều biến động lớn. Trong bối cảnh, khi mà lãi suất giảm, dòng tiền vẫn “thắt chặt”, pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa “bùng nổ” về nguồn cung, liệu có phải “chậm mà chắc”?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa “bùng nổ” về nguồn cung, liệu có phải “chậm mà chắc”?

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng nguồn cung vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc hơn. Thực tế, khi các chủ đầu tư tìm được hướng đi mới cho các dự án và nhu cầu đầu tư phục hồi thì thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có sự bứt phá.

“Giá đất nhiều nơi bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng”

“Giá đất nhiều nơi bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng”

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) Nguyễn Văn Đính nhận định, nhiều nơi giá đất bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng. Sau đó, mức giá ảo lại được sử dụng làm căn cứ xây dựng bảng giá đất chính thức, hợp thức hóa một mặt bằng giá không phản ánh đúng giá trị thật của thị trường.