Vasep đề nghị được mua 500.000 liều vaccine

(CL&CS) - Mới đây, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Vasep - đại diện cho các doanh nghiệp thuỷ sản thành viên được đăng ký mua 500.000 liều vaccine mà Chính phủ đang đặt mua theo kế hoạch, chương trình của Chính phủ.

Theo Vasep thì toàn bộ chi phí mua 500.000 liều vaccine và tổ chức tiêm, Hiệp hội cùng các doanh nghiệp thành viên sẽ chủ động và đóng góp đầy đủ ngay theo kế hoạch của Chính phủ.

Toàn ngành Thủy sản Việt Nam có hơn 4 triệu lao động trên toàn chuỗi, riêng khu vực chế biến là hàng trăm ngàn lao động, tập trung phần lớn tại ĐBSCL, Nam bộ và Nam Trung bộ. Nhiều nhà máy sử dụng từ 500 - 3.000 người, một số nhà máy lớn sử dụng 5.000 - 10.000 lao động, mật độ lao động cao. Trong 3 năm trở lại đây, ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo việc làm và sinh kế cho nông - ngư dân tại nhiều địa phương, đóng góp quan trọng về kim ngạch xuất khẩu của đất nước với khoảng 8,5 - 8,8 tỷ USD/năm.

Theo Vasep thì toàn bộ chi phí mua 500.000 liều vaccine và tổ chức tiêm, Hiệp hội cùng các doanh nghiệp thành viên sẽ chủ động và đóng góp đầy đủ ngay theo kế hoạch của Chính phủ.

Theo Vasep thì toàn bộ chi phí mua 500.000 liều vaccine và tổ chức tiêm, Hiệp hội cùng các doanh nghiệp thành viên sẽ chủ động và đóng góp đầy đủ ngay theo kế hoạch của Chính phủ.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng và ngày càng có dấu hiệu phức tạp, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các nhà máy có sử dụng nhiều lao động.

“Đây thực sự đang là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nói chung, đến sự tồn tại của các doanh nghiệp và việc làm, đời sống người lao động, đặc biệt với các ngành và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như thuỷ sản” - Vasep cho biết thêm.

Cũng theo Vasep thì thế giới đánh giá Việt Nam là quốc gia điển hình về thành công trong phòng chống dịch và giữ vững sản xuất ổn định. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tiếp tục duy trì được điều này, thành quả của cả hệ thống chính trị, của nền kinh tế, của doanh nghiệp và người lao động sẽ có nguy cơ bị phá vỡ. Khi một doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không sản xuất từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất, kinh doanh một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản và người lao động bị mất việc làm. Nếu rủi ro, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cũng như uy tín ngành hàng của Việt Nam.

Trước tình hình như vậy, Vasep và các doanh nghiệp thuỷ sản vô cùng cảm kích về kết luận với nhiều nội dung mới và quan trọng của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 24/5/2021 về phòng chống dịch Covid-19. Trong đó nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện các quy định để có chiến lược hoàn chỉnh về phòng chống dịch trong khu công nghiệp; thực hiện bằng được chiến lược vaccine theo tinh thần thần tốc, nỗ lực hơn nữa. Đây cũng là nội dung chủ đạo tại Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 24/5/2021 của Thủ tường Chính phủ về việc bảo đảm an toàn Covid-19 trong các khu công nghiệp.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.