Thứ tư, 24/04/2024, 08:55 AM

Ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng

(CL&CS) - Với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong theo dõi diễn biến rừng, cảnh báo cháy rừng..., công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) thời gian qua có những chuyển biến tích cực.

Theo Cục trưởng Lâm nghiệp Trần Quang Bảo, nhờ áp dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường và triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Công tác kiểm soát hiệu quả, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật giảm rõ rệt.

Các đơn vị chức năng dần kiểm soát được tình trạng xâm hại, lấn chiếm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi rừng sang loại rừng khác và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đồng thời, diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ được duy trì và phát triển thông qua trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.

SMART là bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra được nhiều nước trên thế giới áp dụng một cách chính thức ở cấp quốc gia nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ tại các khu bảo tồn. SMART giúp chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu, phân tích và lập báo cáo về hiện trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học trong hệ thống các khu bảo tồn. Những dữ liệu này sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình xây dựng các quy định và đưa các quyết sách phù hợp nhằm quản lý và bảo tồn hiệu quả hơn.

Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nằm phía Tây của tỉnh Quảng Trị, những năm qua, SMART đã chính thức được triển khai trong công tác tuần tra để bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. 

Tổ tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa sử dụng máy bẫy ảnh để điều tra về các loài.

Tổ tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa sử dụng máy bẫy ảnh để điều tra về các loài.

Theo đó, hiện tại, tổ tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa hiện có 5 thành viên, trong đó có 1 cán bộ khu bảo tồn và 4 người dân của các tổ nhận khoán bảo vệ rừng cộng đồng. Thực hiện công tác tuần tra rừng, trước giờ xuất phát, các thành viên trong tổ luôn cẩn thận kiểm tra lại dụng cụ, tư trang cá nhân. Bên cạnh những dụng cụ quen thuộc thường được sử dụng khi đi tuần tra rừng như giày dép, mũ cối, dao, rựa, máy GPS, mỗi người còn trang bị cho mình thêm điện thoại có cài đặt phần mềm SMART, công cụ giúp chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu, phân tích và lập báo cáo về hiện trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao đồng thời đa dạng sinh học rừng cũng được theo dõi một cách tỉ mỉ và chính xác hơn.

Theo thành viên trong tổ tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa cho biết, lực lượng làm nhiệm vụ mỏng, lại quản lý diện tích tương đối lớn trên địa hình phức tạp nên việc ứng dụng các phần mềm bản đồ, trong đó có ứng dụng SMART là rất cần thiết.

“Trung bình mỗi quý, chúng tôi đi tuần tra rừng khoảng 30 ngày. Công việc này cũng có những rủi ro tiềm ẩn, nhiều đêm anh em phải ở lại giữa rừng. Song hành với quá trình tuần tra, chúng tôi thực hiện công tác tháo gỡ các bẫy động vật đặt trái phép, cập nhật quan sát về các loài động, thực vật trên tuyến... Từ khi có phần mềm SMART, việc tuần tra và cập nhật dữ liệu trở nên dễ dàng hơn”.

Theo thông tin từ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, số liệu ứng dụng SMART tự động truyền về máy chủ từ đầu năm 2023 đã ghi nhận hơn 700 ngày tuần tra của các đội bảo vệ rừng với gần 1.500 lượt cán bộ tham gia, trong đó đã tháo được hơn 60 bẫy thú rừng và giám sát các loại động, thực vật hoang dã, quý hiếm.

Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao, đồng thời đa dạng sinh học rừng cũng được theo dõi một cách tỉ mỉ và chính xác. Có thể thấy rằng, SMART là công cụ hữu hiệu, hỗ trợ đắc lực cho ban quản lý khu bảo tồn trong quản lý và giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ khi tuần tra, bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học.

Từ đó, lãnh đạo khu bảo tồn sẽ có hướng chỉ đạo kịp thời nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn của cán bộ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của đơn vị.

Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa Hà Văn Hoan khẳng định, việc quản lý tại khu bảo tồn đã được nâng cao đáng kể từ khi đưa SMART vào ứng dụng. Những dữ liệu ghi nhận từ ứng dụng SMART giúp ích rất lớn cho ban quản lý trong quá trình xây dựng các quy định và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng hiệu quả hơn.

“Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là nơi cư trú của quần thể các động, thực vật quý hiếm như gà lôi lam mào trắng, voọc Hà Tĩnh, sao la, mang lớn, thỏ vằn; đinh tùng, lan hài, trầm hương..., trong đó có nhiều loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Việc sử dụng phần mềm SMART vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Qua đó giúp lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của ban quản lý tiếp cận kịp thời với khoa học, công nghệ và giải quyết những yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Thời gian tới, đơn vị sẽ tổng kết, đánh giá lại các hoạt động liên quan đến việc sử dụng ứng dụng SMART để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị có cài đặt ứng dụng cho đội ngũ cán bộ, người dân tham gia tuần tra bảo vệ rừng”, ông Hoan cho biết.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Ý tưởng cho dự án đài thiên văn này đã được hình thành từ 26 năm trước với mục đích nghiên cứu sự tiến hóa của các thiên hà và ngoại hành tinh.

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

(CL&CS)- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 đã xem xét 16 đề cử từ các Hội đồng khoa học để chọn ra các hồ sơ xuất sắc nhất để trao giải.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.