Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 14/12/2023, 12:10 PM

Trường đại học Việt Nam vừa đón hai Phu nhân Chủ tịch nước ghé thăm: Nằm trong top 70 cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới, sở hữu đô thị đại học quy mô gấp đôi quận Hoàn Kiếm

Đây là ngôi trường có chỉ số Chất lượng giáo dục xếp thứ 70 thế giới, đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và số 1 ở Việt Nam.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong các ngày 12-13/12.

Nhân dịp này, ngày 13/12, Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam Phan Thị Thanh Tâm và Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, Giáo sư Bành Lệ Viên đã đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), giao lưu với các sinh viên.

Hai Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ tại ĐHQGHN.

Hai Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ tại ĐHQGHN.

Có quan hệ đối tác với gần 30 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc

Tại buổi giao lưu, Giáo sư Bành Lệ Viên nhấn mạnh, các sinh viên Việt Nam rất thông minh, cần cù, hiểu biết nhiều về Trung Quốc. Bà cũng chia sẻ ngôn ngữ là cầu nối trong trao đổi hằng ngày và học tiếng Trung Quốc sẽ mang đến cho các sinh viên Việt Nam những hiểu biết nhiều hơn về đất nước, con người và văn hóa Trung Quốc cũng như sinh viên Trung Quốc nếu học tiếng Việt sẽ có lợi để họ tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.

Phu nhân Bành Lệ Viên giao lưu với các sinh viên.

Phu nhân Bành Lệ Viên giao lưu với các sinh viên.

Được biết Việt Nam hiện đã đưa tiếng Trung Quốc vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo sư Bành Lệ Viên tin tưởng tình hữu nghị giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu, việc học tiếng Trung Quốc sẽ trở thành một ngành học thu hút đông người theo học ở Việt Nam.

Tại buổi đón tiếp, Giáo sư Lê Quân - Giám đốc ĐHQGHN cho biết, trường đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong tất cả các hoạt động liên quan tới đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoạt động hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu bao trùm tất cả các đơn vị thành viên và trực thuộc của ĐHQGHN.

ĐHQGHN thiết lập quan hệ đối tác với gần 30 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc như: Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Chính pháp Trung Quốc, Trường đại học Sư phạm và Kỹ thuật Quảng Tây, Trường đại học Dân tộc Quảng Tây, Trường đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, Trường đại học Ngoại ngữ Hà Bắc…

Hai Phu nhân thăm quan ĐHQGHN.

Hai Phu nhân thăm quan ĐHQGHN.

Hiện nay, số lượng sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các đơn vị trong ĐHQGHN là gần 600 sinh viên, trong đó tập trung nhiều tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (gần 400 sinh viên), Khoa các khoa học liên ngành (100 sinh viên) và Trường đại học Ngoại ngữ (gần 70 sinh viên). Nhiều hình thức học tập được triển khai như đào tạo ngắn hạn, đào tạo chính quy lấy bằng của ĐHQGHN và các chương trình giao lưu văn hóa, thực tập nghiên cứu sinh.

Về hợp tác nghiên cứu khoa học, Trường đại học Y Dược và Trường đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã có các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ hợp tác nghị định thư giữa hai nước với Trường đại học Giao thông Thượng Hải và Trường đại học Công nghệ An Huy trong các lĩnh vực công nghệ cao và bảo vệ môi trường.

Ngôi trường đại học hàng đầu Việt Nam

ĐHQGHN được đánh giá là cơ sở có chất lượng giáo dục số 1 Việt Nam.

ĐHQGHN được đánh giá là cơ sở có chất lượng giáo dục số 1 Việt Nam.

ĐHQGHN là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội và được đánh giá là một trong 1.000 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam. Trường bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Năm nay, trường đứng trong nhóm 401-600 thế giới theo tiêu chí của bảng xếp hạng đại học về phát triển bền vững (THE Impact Rankings), trong đó chỉ số Chất lượng giáo dục xếp thứ 70 thế giới, đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và số 1 ở Việt Nam.

Nhiều năm liền, trường là một trong 1.000 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới.

Nhiều năm liền, trường là một trong 1.000 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới.

Thời gian tới, ĐHQGHN sẽ tập trung thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng đào tạo bởi đây là giá trị cốt lõi, tôn chỉ hoạt động của nhà trường. Trong đó, các ngành khoa học cơ bản, đào tạo chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên đại học được coi là nhiệm vụ nền tảng. ĐHQGHN cũng đẩy mạnh đào tạo các ngành kỹ thuật công nghệ, sáng tạo, nghệ thuật; đào tạo ứng dụng và thực hành; chú trọng đào tạo theo chuẩn quốc tế.

Trong thư chúc mừng ĐHQGHN mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng trường được xếp hạng trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2030. Tổng Bí thư hy vọng ĐHQGHN tiếp tục giữ vững vị thế hàng đầu quốc gia, từng bước vươn lên trên bản đồ các đại học hàng đầu châu Á và thế giới...

Bên cạnh đó, ĐHQGHN hướng tới xây dựng khu đô thị đại học tại Hòa Lạc thông minh, hiện đại, bền vững và ngang tầm khu vực. Đây là đô thị đại học lớn nhất Việt Nam.

Phối cảnh quy hoạch chung dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

Phối cảnh quy hoạch chung dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

Theo đó, đề án quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hoà Lạc được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 10/2013, gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 60.000 sinh viên; diện tích đất khoảng 1.113,7 ha - gấp đôi so với quận Hoàn Kiếm (khoảng 529ha), tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Khuôn viên Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình "5 trong 1": trung tâm đào tạo tài năng; trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ; trung tâm đổi mới sáng tạo; đô thị đại học thông minh; trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu.

Khu đô thị được xây dựng theo mô hình

Khu đô thị được xây dựng theo mô hình "5 trong 1".

Tính đến hiện tại, 8 tuyến đường hạ tầng khung, 4 tuyến kênh mương, hạ tầng nội khu cơ bản đồng bộ, tạo thuận lợi để 6.000 sinh viên cùng hàng nghìn cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tới giảng dạy, học tập, nghiên cứu, làm việc và sinh hoạt. Con số này nhiều gấp 4 lần năm ngoái.

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Một tỉnh miền Trung phát hiện hơn 1.000 hiện vật khảo cổ quý báu có niên đại lên đến 4.000 năm

Một tỉnh miền Trung phát hiện hơn 1.000 hiện vật khảo cổ quý báu có niên đại lên đến 4.000 năm

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 05:04

Phát hiện này góp phần bổ sung tiềm năng di sản, tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa cho địa phương.

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:36

Nơi đây như được gửi gắn niềm tin tâm linh giúp những người thợ mỏ vững tâm, chắc tay búa, rắn tay choòng, ánh mắt tinh nhạy quan sát xung quanh.

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’:  Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’: Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:32

Người dân thậm chí coi sét là “ngọn hải đăng tự nhiên” để đánh bắt cá vào ban đêm. Chính phủ cũng nỗ lực để sét được UNESCO công nhận là Di sản.