Trong vòng 14 ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm

(CL&CS) - Theo ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý , giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết: việc ban hành Thông tư số 50/2022/TT-BTC là cần thiết, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý, đảm bảo Nghị định số 20/2022/NĐ-CP kịp thời được triển khai thực hiện trên thực tế và tạo sự thống nhất trong một văn bản hướng dẫn chi tiết về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Ngày 11/8/2022, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định rõ về bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng. Theo đó, đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

Trong đó, phí bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được xác định như sau: Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến nội dung Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11/8/2022 của Bộ Tài chính.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến nội dung Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11/8/2022 của Bộ Tài chính.

Tiếp đó, ngày 22/9/2022, tại trụ sở Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến nội dung Thông tư số 50/2022/TT-BTC ngày 11/8/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

Ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục QLBH phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh Bộ Tài chính (mof.gov.vn).

Ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục QLBH phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh Bộ Tài chính (mof.gov.vn).

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Quang Huyền Phó Cục trưởng Cục QLBH cho biết, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được triển khai từ năm 2015 theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng, Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ (Nghị định số 119) và Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (Thông tư số 329).

Ngày 10/03/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP (Nghị định số 20), trong đó căn cứ quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, bổ sung quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, giao Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm đối với sản phẩm bảo hiểm bắt buộc này. Ngoài ra, sau thời gian thực hiện Thông tư số 329, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có kiến nghị sửa đổi một số nội dung liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng; Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường. Do đó, việc xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 329 và bổ sung các nội dung quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là cần thiết.

“Ngày 11/8/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 50/2022/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 và thay thế Thông tư số 329/2016/TT-BTC. Văn bản pháp luật này góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý, đảm bảo Nghị định 20/2022/NĐ-CP kịp thời được triển khai thực hiện trên thực tế và tạo sự thống nhất trong một văn bản hướng dẫn chi tiết về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”- Ông Nguyễn Quang Huyền đánh giá.

14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm

Cụ thể, theo Thông tư số 50/2022/TT-BTC, Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:

Đối với bên mua bảo hiểm: Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

bh-bao-hiem-bat-buoc-trong-hoat-dong-dau-tu-xay-dung

Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này) hoặc điểm b khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này).

Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sự cố công trình xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.

Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp. Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 13 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.

Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này.

Thông tư số 50/2022/TT-BTC kết cấu lại theo hướng quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm riêng đối với từng sản phẩm bảo hiểm, đồng thời, bổ sung các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo tập quán quốc tế phù hợp với đơn bảo hiểm tiêu chuẩn của các nhà tái bảo hiểm quốc tế đang được các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trên thị trường.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:36

CL&CS) - Thẻ tín dụng đang trở thành lựa chọn phổ biến của người dùng nhờ các tính năng ưu việt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào tận dụng tốt nhất các tiện ích, ưu đãi của thẻ tín dụng là băn khoăn của không ít chủ thẻ.

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

(CL&CS) - Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.