Dữ liệu cũ
Thứ năm, 03/09/2020, 16:10 PM

TP.HCM cần 21.000 tỷ đồng phát triển mạng lưới đường thủy nội địa trong 30 năm tới

(CL&CS) - Để phát huy lợi thế hơn 110 tuyến sông, rạch với chiều dài 1.000 km, trong 30 năm tới, TP.HCM cần đầu tư hơn 21.000 tỷ đồng.

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa cho biết, theo tính toán của Sở này thì trong 30 năm tới, TP.HCM cần hơn 21.000 tỷ đồng đầu tư, phát huy lợi thế 110 tuyến sông, rạch với tổng chiều dài lên đến 1.000 km của thành phố.

Đường thủy
TP.HCM hiện có hơn 100 tuyến sông, rạch và là một lợi thế trong phát triển vận tải đường thủy. Ảnh: Tấn Lợi

Trong đó, dành hơn 4.100 tỷ đồng đầu tư cho luồng tuyến và các dự án cảng. Còn lại, phần duy tu, bảo trì các tuyến đường thủy mỗi năm với chi phí khoảng 570 tỷ đồng và trong 30 năm cần hơn 17.000 tỷ đồng.

Trước đó, trong cung cấp số liệu phục vụ lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050,

Theo ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, việc quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 thì mạng lưới đường thủy nội địa tại thành phố sẽ tập trung vào 3 hướng liên kết gồm: 4 tuyến từ nội thành đến cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè); 3 tuyến kết nối khu Đông thành phố tới cảng Cát Lái (Q.2) và 2 tuyến vành đai.

Để tăng kết nối vùng, TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ sẽ thông qua 5 tuyến đường thủy nội địa gồm: Sài Gòn - Thị Vải, Sài Gòn - Bến Súc, Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông), Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây) và Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai). Hướng về các tỉnh Tây Nam bộ cũng có 5 tuyến: Sài Gòn - Hà Tiên, Sài Gòn - Kiên Lương, Sài Gòn - Cà Mau, Duyên hải Sài Gòn - Cà Mau và tuyến ven biển từ TP.HCM đến Kiên Giang.

Đối với hệ thống cảng, bến, ngoài xây dựng theo quy hoạch sẽ tập trung hoàn chỉnh các cảng cạn ICD nhằm tăng khả năng trung chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp, khu chế xuất đến cảng biển. Đồng thời để phát triển các trung tâm logictics (dịch vụ trung gian cho hoạt động giao nhận hàng hoá) hạ tầng sẽ đầu tư đồng bộ và tăng sự kết nối. Các cảng bến cũng sẽ được tính toán, phục vụ cho việc chở khách và du lịch.

Theo lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM, từ nay đến năm 2050, 6 dự án cảng, 5 tuyến liên kết khu Đông thành phố đến các bến trên sông Đồng Nai, 4 tuyến từ nội thành đến cảng Hiệp Phước cần được ưu tiên.

TP.HCM hiện có 110 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài gần 1.000 km, cùng với hệ thống cảng biển, bến thủy nội địa rải đều và được xem là lợi thế phát triển giao thông thủy nhưng đầu tư lĩnh vực này chưa tương xứng. Tổng vốn cho các dự án giao thông thủy trongg 5 năm trở lại đây chỉ đạt 1.500 tỷ đồng, bằng 5,4% so với hơn 27.200 tỷ đầu tư hạ tầng đường bộ.

Năm 2019, sản lượng hàng hóa bằng đường thủy tại thành phố đạt hơn 31 triệu tấn, chiếm gần 35% so với vận tải đường bộ. Lượng khách qua các cảng, bến thuỷ nội địa năm 2019 cũng đạt hơn 36 triệu lượt (tăng 1,1% so với năm 2018).

T.L

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.