Tỉnh Việt Nam giáp biển nhưng không có cảng biển, thiếu cả cao tốc, đường sắt lẫn sân bay
Tỉnh thành này không có cảng biển, cao tốc, đường sắt lẫn sân bay.
Là địa phương vùng trũng về hạ tầng giao thông
Bạc Liêu là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Địa phương này hiện là vùng trũng về hạ tầng giao thông, khi không có cả 4 loại hình giao thông quan trọng gồm: cảng biển, cao tốc, sân bay, đường sắt.
Tại buổi làm việc hồi tháng 5/2023 của tỉnh Bạc Liêu với Đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều, cho rằng, Bạc Liêu là vùng trũng về hạ tầng giao thông.
“Tỉnh có 4 không, đó là không cảng biển, không cao tốc, không đường sắt, không đường hàng không. Thời gian qua, tỉnh kêu gọi đầu tư rất nhiều, nhưng thấy 4 không này thì bỏ chạy hết”, ông Thiều nói.
Tỉnh Bạc Liêu có phía đông Nam giáp biển, đường bờ biển dài khoảng 56km, phía bắc Bạc Liêu giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng. Phía tây nam tỉnh giáp tỉnh Cà Mau, phía tây bắc giáp tỉnh Kiên Giang.
Bạc Liêu là nơi phù hợp để khai thác loại hình năng lượng gió. Theo đó, cánh đồng điện gió Bạc Liêu được khởi công từ năm 2010. Đây cũng chính là dự án điện gió thuộc hàng quy mô bậc nhất Việt Nam.
Nhà máy điện gió Bạc Liêu ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu là cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á. Dự án này được xây dựng trên thềm lục địa với quy mô 62 trụ turbine bên bờ biển. Bạc Liêu cũng có lợi thế chung với các tỉnh duyên hải phía nam khi nắm giữ thế mạnh về sức gió để phát triển nguồn năng lượng thay thế.
Vùng đất trù phú 'phủ vàng'
Bạc Liêu cách TP. HCM 280km, thành phố Cần Thơ 100km và thành phố Sóc Trăng 50km. Đến với Bạc Liêu, du khách sẽ đắm mình vào không gian trong lành của những vườn chim tự nhiên, vườn nhãn cổ, rừng ngập mặn trải dài bên cạnh thành phố trẻ; tham quan cánh đồng diện gió... Nơi đây còn là một vùng đất “phủ” vàng bởi nhiều cánh đồng lúa trù phú và nổi tiếng với câu chuyện công tử Bạc Liêu.
Du khách có thể đến Bạc Liêu quanh năm. Nếu tìm hiểu những phong tục, tín ngưỡng của người địa phương bạn nên đi vào dịp lễ hội, khoảng tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch. Thú vị nhất là vào rằm tháng 10 - ngày diễn ra lễ hội Ok Om Bok, một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer.
Hành trình khám phá Bạc Liêu thường có thể gói gọn trong một ngày. Nếu dư dả thời gian và muốn thăm nhiều nơi, du khách có thể kéo dài chuyến đi hai ngày một đêm.
Các điểm tham quan:
1. Vườn chim Bạc Liêu: Đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, từ trung tâm thành phố đi thêm chừng 8 km, du khách sẽ đến được khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim Bạc Liêu. Giá vé vào cửa là 15.000 đồng. Ngoài ra, Bạc Liêu có nhiều vườn chim tự nhiên nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai và Phước Long.
2. Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 31 đường Điện Biên Phủ, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp vào năm 1919, với toàn bộ vật liệu đem từ Pháp sang. Ngôi nhà gồm một tầng trệt, một tầng lầu với 4 phòng và 4 đại sảnh, lối hành lang rộng rãi nên nhà luôn mát mẻ và thông thoáng.
Nơi đây hiện là Nhà hàng - khách sạn Công tử Bạc Liêu. Du khách đến tham quan còn có dịp nghe kể về cuộc đời của công tử giàu nhất miền nam một thời.
3. Chùa Xiêm Cán là ngôi chùa đặc trưng của người Khmer tại Bạc Liêu, được xây dựng vào thế kỷ 19 trên khuông viên rộng đến 50.000 m2. Xuyên qua hàng cây xanh mát từ quốc lộ vào, du khách đều ngỡ ngàng bởi chùa được trang trí nhiều họa tiết, với những đường nét chạm trổ, điêu khắc độc đáo.
Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bạc Liêu. Vào những dịp lễ hội lớn như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Sêne Đôlta (cúng ông bà), Ok Om Bok (cúng trăng), chùa thu hút đông đảo du khách nhất.
Lễ hội truyền thống
4. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào 9 và 10/3 âm lịch tại lăng Cá Ông thị trấn Gành Hào huyện Đông Hải. Lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá voi - được ngư dân miền biển phong là vị thần Đại tướng quân Nam Hải theo truyền thuyết, vì có công cứu giúp ngư dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn.
5. Lễ hội đồng Nọc Nạng diễn ra từ ngày 15 đến 17/2 âm lịch tại huyện Giá Rai nhằm ghi nhớ, tri ân những bậc tiền nhân với tinh thần đấu tranh bất khuất vào những năm 1928 trên cánh đồng Nọc Nạng. Các hoạt động diễn ra trong lễ hội như: giao lưu ẩm thực, thi cờ tướng, kéo co, thả diều, gánh nước, bịt mắt đập niêu...
Đặc sản
6. Lẩu mắm thường chế biến từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa... và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình...
7. Dưa chua bồn bồn: là món ăn bình dân khá quen thuộc của người dân Bạc Liêu. Làm sạch củ non của bồn bồn, trụng qua nước sôi, ngâm trong hũ với hỗn hợp nước vo gạo, muối từ 3 đến 5 ngày là có ngay món dưa chua ngon để ăn.
Dưa bồn bồn có vị chua, giòn nên dùng để chấm nước tương, nước cá kho, mắm tép, trộn gỏi tôm thịt... Bồn bồn còn được chế biến các món khác như xào tép, xào thịt, nấu canh chua cùng cá ngác, cá rô,...
Hải Yến
- ▪Tỉnh miền Trung rộng hơn 15.000km2, lớn thứ nhì cả nước sẽ trở thành 'cao nguyên sinh thái - đô thị đại ngàn'
- ▪Về một tỉnh miền Trung khám phá ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi được xây dựng từ thế kỷ XI, nổi bật với quần thể cây cổ thụ có tuổi đời lên đến 1.000 năm
- ▪Về một tỉnh miền Trung Việt Nam khám phá ‘hồ nước không đáy’, được ví như một ốc đảo nằm giữa những đồi cát trắng trải dài
- ▪Về một tỉnh miền Trung khám phá cánh đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam với hàng triệu bông trải rộng đến tận chân trời
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.