Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 18/01/2024, 16:22 PM

Tỉnh miền Trung rộng hơn 15.000km2, lớn thứ nhì cả nước sẽ trở thành 'cao nguyên sinh thái - đô thị đại ngàn'

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh miền Trung này sẽ là điểm đến khác biệt, độc đáo và là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa.

Xây dựng đô thị đại ngàn, đô thị đáng sống

Ngày 17/1, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, quy hoạch tỉnh Gia Lai phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng Tây Nguyên và tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Quy hoạch cũng đồng bộ với Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Bộ Chính trị.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Gia Lai sẽ phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; năm 2050, Gia Lai sẽ trở thành

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Gia Lai sẽ phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; năm 2050, Gia Lai sẽ trở thành "Cao nguyên Sinh thái, Thể thao và Sức khỏe"

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Gia Lai sẽ phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2050, Gia Lai sẽ trở thành "Cao nguyên Sinh thái, Thể thao và Sức khỏe", điểm đến sinh thái, khác biệt, độc đáo và là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa.

Ông Trương Hải Long, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết tỉnh đang định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên. Đồng thời, xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa, trọng tâm là con người.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Gia Lai còn có nhiều lợi thế, dư địa về phát triển năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế rừng và du lịch sinh thái… Do đó, tỉnh cần tạo ra những đột phá về cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư để thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Gia Lai còn có nhiều lợi thế, dư địa về phát triển năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế rừng và du lịch sinh thái…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Gia Lai còn có nhiều lợi thế, dư địa về phát triển năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế rừng và du lịch sinh thái…

"Gia Lai nên xây dựng đô thị của riêng mình theo hướng một đô thị đại ngàn, đô thị đáng sống. Bởi, Gia Lai đang sở hữu một cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa. Chính vì vậy, tỉnh cần nghiên cứu để xây dựng quy hoạch, phát triển đô thị xanh, thông minh. Đặc biệt, tỉnh cần chuẩn bị để phát triển du lịch gắn với lâm nghiệp", báo Thanh Niên dẫn lời Phó thủ tướng Trần Hồng Hà gợi ý.

Liên quan đến các lĩnh vực phát triển, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, Gia Lai có tiềm năng về tài nguyên nước, thủy điện, năng lượng tái tạo… nên cần phải được nhấn mạnh trong định hướng phát triển.

Cùng với đó, tỉnh Gia Lai có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp dược liệu gắn với chế biến nhờ đất đai màu mỡ, bằng phẳng. Ngoài ra, Gia Lai có diện tích rừng rất lớn với độ che phủ cao rất phù hợp để phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với du lịch sinh thái, kinh tế trung hòa các-bon…

Phố núi giữ lại nhiều nét hoang sơ mộc mạc của núi rừng nhất

Gia Lai nằm ở phía bắc Tây Nguyên - tỉnh có diện tích lớn thứ hai của Việt Nam sau Nghệ An. Phía đông bắc Gia Lai giáp Quảng Ngãi, phía đông giáp Bình Định, phía đông nam giáp Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia), phía nam giáp Đăk Lăk và phía bắc giáp Kon Tum. Thành phố tỉnh lỵ của Gia Lai là Pleiku. Các điểm du lịch ở Gia Lai tập trung chủ yếu ở thành phố Pleiku và khu vực lân cận trong bán kính 20-30km.

Vẻ đẹp bình yên của phố núi Gia Lai

Vẻ đẹp bình yên của phố núi Gia Lai

Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm dao động 20 đến 25 độ C.

Một số điểm du lịch độc đáo "không thể bỏ qua":

Cụm danh thắng Biển Hồ - đồi chè - hàng thông trăm tuổi - chùa Bửu Minh là điểm đến nổi tiếng nhất tại TP Pleiku.

1. Biển Hồ

Hồ T’Nưng (hay Biển Hồ hoặc hồ Ea Nueng) là hồ nước ngọt nằm tại xã Biển Hồ, cách trung tâm TP Pleiku 7km về phía bắc. Hồ nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Biển Hồ - Chư Đăng Ya, có một dải đất chạy dài đến giữa lòng hồ mang đến cho du khách tầm nhìn toàn cảnh, với rừng thông xanh mát. Đây là địa danh nổi tiếng tại Pleiku, nơi "phải đến" của du khách.

Biển Hồ

Biển Hồ

Hồ nằm ở độ cao 800m so với mực nước biển, rộng gần 300ha. Nơi đây vốn là ba miệng núi lửa thông nhau, bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao nên dù đứng từ xa vẫn nhìn thấy rõ. Dịp Tết Nguyên Đán là thời điểm đẹp nhất trong năm để ngắm Biển Hồ.

2. Đồi chè

Đồi chè

Đồi chè

Đồi chè nằm gần Biển Hồ, còn được gọi là Biển Hồ Chè, có diện tích hơn 1.000ha, bao phủ một màu xanh của lá chè đến tận chân của những ngọn núi xung quanh. Đồi chè ở đây đã có từ năm 1919 khi người Pháp bắt đầu khai khẩn vùng đất cao nguyên Pleiku để trồng chè. Bạn nên đến vào sáng sớm, khi những làn sương còn giăng kín cả con đường, khung cảnh huyền ảo hoặc khi mặt trời mới lên, trong khoảng thời gian 7h đến 9h để có những bức ảnh đẹp.

3. Hàng thông trăm tuổi

Hàng thông trăm tuổi

Hàng thông trăm tuổi

Hàng thông trăm tuổi nằm kế bên Biển Hồ Chè, cách trung tâm Pleiku khoảng 12 km. Đây là con đường dưới tán thông dài gần 1 km, được trồng từ năm 1917 với 101 gốc. Nơi đây nào cũng đông khách du lịch và giới trẻ tới chụp ảnh, người dân Pleiku cũng thường chạy tập thể dục quanh khu vực này. Thời gian đẹp nhất để ngắm và chụp ảnh với con đường là vào sáng sớm, khi vẫn còn sương và ánh nắng chiếu xiên qua kẽ lá. Dọc hàng thông là một vài quán cà phê di động trên những chiếc ôtô cũ được trang trí lại, là điểm thư giãn cho du khách.

4. Chùa Bửu Minh

Bửu Minh là ngôi chùa cổ nhất Gia Lai, nằm giữa Biển Hồ Chè. Chùa được xây dựng năm 1936, ban đầu có tên là chùa Phật Học, sau đó được trùng tu và mang tên Bửu Minh từ năm 1961. Chùa có mái giống nhà rông Tây Nguyên, nhưng lại có các đường nét kiến trúc của những ngôi chùa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chùa Bửu Minh

Chùa Bửu Minh

Bửu Minh còn được xem là một trong những ngôi chùa có đỉnh cao nhất Việt Nam. Đầu đao mái chùa, mái tháp mềm mại như thuyền độc mộc, kiến trúc bằng bê tông cốt thép, diện tích ngôi chánh điện 520m2, cao hơn 47m. Vào những ngày lễ lớn, nơi đây khá đông người dân bản địa đến viếng thăm, cầu bình an.

5. Núi lửa Chư Đăng Ya

Núi lửa Chư Đăng Ya

Núi lửa Chư Đăng Ya

Nằm cách TP Pleiku khoảng 30km, Chư Đăng Ya là một ngọn núi lửa được hình thành và tồn tại qua hàng triệu năm. Sau khi phun trào hết dòng nham thạch, núi lửa Chư Đăng Ya đã "ngủ im" và trở thành điểm tham quan nổi tiếng. Quanh khu vực này, hoa và cây xanh bốn mùa tươi tốt. Đứng trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya, du khách sẽ thấy toàn cảnh TP Pleiku. Hiện đường dẫn đến chân núi lửa đã được trải bê tông, thuận tiện di chuyển. Để lên tiếp đỉnh, du khách có thể leo bộ hoặc thuê xe ôm với giá khoảng 100.000 đồng.

Dịp cuối tháng 10 và đầu tháng 11 mỗi năm, hoa dã quỳ nở rộ dọc đường đi và quanh khu vực núi lửa.

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Đà Nẵng kỳ vọng 'hút' khách dịp lễ 30/4, 1/5

Đà Nẵng kỳ vọng 'hút' khách dịp lễ 30/4, 1/5

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS) - Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, hơn 50 sự kiện hấp dẫn dịp lễ là khoảng thời gian thuận lợi để người dân và du khách đến Đà Nẵng du lịch vui chơi, nghỉ dưỡng.

Khu du lịch nằm trên dãy núi đạt kỷ lục thế giới của Việt Nam ưu đãi đến 40% cho du khách cả nước

Khu du lịch nằm trên dãy núi đạt kỷ lục thế giới của Việt Nam ưu đãi đến 40% cho du khách cả nước

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 13:10

Nơi đây đang cung cấp các ưu đãi hấp dẫn cho du khách trên toàn quốc, nhằm thúc đẩy du lịch nội địa.

Danh nhân được lấy tên đặt cho nhiều tuyến đường nhất TP HCM với 5 đường ở 5 quận khác nhau

Danh nhân được lấy tên đặt cho nhiều tuyến đường nhất TP HCM với 5 đường ở 5 quận khác nhau

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 00:06

Chưa kể, những tên của những vị danh nhân này còn được sử dụng phổ biến cho nhiều tên đường trên khắp cả nước.