Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025
(CL&CS) - Bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục đà tăng trưởng với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, cán cân thương mại duy trì mức xuất siêu; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua; thu hút hơn 7,67 triệu lượt khách quốc tế,... theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê.
Xu hướng tích cực
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước.

Trong đó nổi bật là Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực. Nông nghiệp phát triển ổn định: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản đều đạt kết quả tích cực. Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 1,4% so tháng 3; tính chung 4 tháng tăng 8,4%, so cùng kỳ tăng 6,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 10%. Thu hút gần 7,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 23,8%, cao nhất từ trước đến nay.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng tăng bình quân 3,2%; thu NSNN bằng 48% dự toán năm, tăng 26,3%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt trên 276 tỷ USD, tăng 15,7%, xuất siêu 3,8 tỷ USD. An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm. Tập trung đẩy nhanh các dự án kết cấu hạ tầng; nhất là bảo đảm hoàn thành trên 3000 km đường bộ cao tốc và 1000 km đường ven biển trong năm nay.

Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng; tổng vốn FDI đăng ký 4 tháng, đạt trên 13,8 tỷ USD, tăng 40%; vốn FDI thực hiện đạt trên 6,7 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ giai đoạn 2020 - 2025. Công tác phòng, chống lãng phí được đặc biệt quan tâm. Hoàn thành rà soát, đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội tháo gỡ vướng mắc cho trên 2.200 dự án với tổng vốn gần 6 triệu tỷ đồng và quy mô sử dụng đất khoảng 347.000 ha.
An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được trên 201.000 căn, trong đó khánh thành 106.000 căn và khởi công trên 95.000 căn.
Đáng chú ý, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2025 xếp hạng 46/143, tăng 8 bậc so với năm 2024. Thu nhập bình quân tháng của lao động quý I/2025 tăng 10,7% so với cùng kỳ 2024. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên.
15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện
Các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; nguy cơ rủi ro, bất ổn tăng cao do chính sách thuế quan đột ngột của Hoa Kỳ, gây ra phản ứng mạnh mẽ của các nước, đe dọa nghiêm trọng các chuỗi cung ứng, sản xuất, thương mại, đầu tư và tăng trưởng toàn cầu. Các tổ chức quốc tế đồng loạt hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025.
Trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; hoàn thành khối lượng lớn công việc. Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ nhìn nhận còn một số tồn tại, hạn chế: Khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 8% khó khăn hơn do chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cung cấp thông tin về tình hình KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025
Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn lớn, nhất là trước những biến động bên ngoài; Hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực còn khó khăn, tiếp cận vốn tín dụng còn hạn chế; Các động lực tăng trưởng truyền thống chưa đạt kỳ vọng, trong khi các động lực tăng trưởng mới vẫn cần thời gian để phát huy hiệu quả; Phân cấp, phân quyền chưa triệt để; thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Tình hình tội phạm ma túy, công nghệ cao, lừa đảo qua mạng, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái… diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần: Kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược - đó là thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:
(1) Các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo địa phương chủ động rà soát lại công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công để khắc phục các hạn chế, bất cập đã chỉ ra.
(2) Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là 4 Nghị quyết chiến lược của Bộ Chính trị (NQ57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; NQ59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, NQ66 về xây dựng và thực thi pháp luật, NQ68 về phát triển kinh tế tư nhân). Chuẩn bị kỹ, chu đáo tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
(3) Tập trung thực hiện hiệu quả việc sắp xếp địa giới hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, thực sự chuyển đổi trạng thái từ thụ động giải quyết thủ tục hành chính sang tích cực, chủ động phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự lực, tự cường; rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn sáp nhập; rà soát lại toàn bộ việc phân cấp, phân quyền của ngành mình và đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết về phân cấp, phân quyền.
(4) Ứng phó hiệu quả chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ: (i) Chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với phương châm "hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ" và trên tinh thần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam, hướng tới thương mại cân bằng, bền vững. (ii) Bảo đảm các nội dung đàm phán không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia. (iii) Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. (iv) Khai thác tốt thị trường trong nước; tăng cường kiểm tra giám sát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. (v) Thường xuyên trao đổi và hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động chịu ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
(5) Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế:
- Điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp theo NQ 68 của Bộ Chính trị.
- Tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng, chống và cương quyết xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng, găm hàng và buôn lậu.
- Phấn đấu tăng thu ít nhất 15%; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí. Phát triển thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, bền vững; đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
(6) Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Trong đó, đẩy mạnh xuất khẩu và đàm phán, mở rộng các thị trường mới; kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm OCOP. Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản.
(7) Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch; xử lý nghiêm các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đến 15/3/2025; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao.
(8) Thực hiện tốt chính sách ưu đãi visa, mở rộng diện miễn thị thực nhập cảnh cho một số đối tượng, quốc gia để tăng cường thu hút du khách quốc tế và phù hợp với việc sửa đổi Luật Quốc tịch.
(9) Tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài; đặc biệt sớm đưa vào triển khai hơn 2.200 dự án đầu tư với tổng số vốn gần 6 triệu tỷ đồng.
(10) Chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xây dựng Đề án phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí.
(11) Chuẩn bị tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9, trong đó có lễ diễu binh, diễu hành; khánh thành, khởi công 80 công trình, dự án lớn; triển lãm thành tựu KTXH…
(12) Tiếp tục triển khai quyết liệt phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong 2025". Đẩy mạnh thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
(13) Bảo đảm các chính sách an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
(14) Củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế.
(15) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, chú trọng truyền thông chính sách, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, tạo khí thế mới, động lực mới, phong trào thi đua thực chất, hiệu quả, thúc đẩy phát triển KTXH.
Liên Nguyễn
Bình luận
Nổi bật
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025
sự kiện🞄Thứ tư, 07/05/2025, 11:57
(CL&CS) - Bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục đà tăng trưởng với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, cán cân thương mại duy trì mức xuất siêu; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua; thu hút hơn 7,67 triệu lượt khách quốc tế,... theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan
sự kiện🞄Thứ tư, 07/05/2025, 08:49
Ngày 6/5, tại Nhà hát quốc gia Opera và Ballet Astana ở Thủ đô Astana của Kazakhstan, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân Ngô Phương Ly và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã tham dự chương trình hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan tổ chức.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Kazakhstan
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:15
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, tối 5/5, tại Thủ đô Astana, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Kazakhstan Maulen Ashimbayev.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.