Tin bất động sản nổi bật trong tuần: Bộ tài chính công bố danh sách 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều nhất
(CL&CS) - Bộ tài chính công bố danh sách 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều nhất, ‘nóng’ đấu giá đất tại dự án HUD Mê Linh, Hà Nội sắp thanh tra loạt dự án của nhiều ông lớn bất động sản, ‘nóng’ tình trạng bán nhà hai giá,…là những thông tin được quan tâm nhất tuần qua.
Danh sách 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính điểm mặt
Trong báo cáo gửi tới Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính cho biết 20 doanh nghiệp bất động sản vay nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhiều nhất trong năm 2021 đã vay tổng số nợ lên tới hơn 100.000 tỉ đồng, lãi vay TPDN của các doanh nghiệp này từ 8%/năm đến 12,9%/năm.
Danh sách xuất hiện những cái tên đáng chú ý như: Công ty CP đầu tư và xây dựng Vạn Trường Phát, Công ty CP đầu tư Golden Hill, Công ty CP đầu tư Tân Thành Long An, Vinaconex,…
Doanh nghiệp phát hành TPDN vay vốn ít nhất trong nhóm 20 doanh nghiệp là Công ty CP vui chơi giải trí tổng hợp Tam Giang, huy động khoảng 2.736 tỉ đồng, với lãi suất 10%/năm, trong khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ khoảng 639 tỉ đồng.
Quy mô thị trường TPDN đến cuối năm 2021 tương đương 18,2%GDP, tăng 42,4% so với cuối năm 2020 (17,11%GDP).
Trong năm 2021, TPDN phát hành riêng lẻ có tài sản đảm bảo chiếm 49,7%; trái phiếu không có tài sản đảm bảo chiếm 50,3%. Đối với TPDN phát hành ra công chúng, trái phiếu chủ yếu không có tài sản đảm bảo, chiếm 99% tổng khối lượng phát hành.
Trái phiếu không có tài sản đảm bảo chủ yếu là trái phiếu do các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phát hành, chiếm 77,7% tổng khối lượng trái phiếu phát hành riêng lẻ không có tài sản đảm bảo.
Đối với trái phiếu do các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng phát hành, 88,2% khối lượng phát hành là trái phiếu có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh thanh toán, 11,8% khối lượng phát hành là trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo của trái phiếu do các doanh nghiệp bất động sản phát hành chủ yếu là bất động sản, các chương trình, dự án (chiếm 57,84% tổng khối lượng phát hành), bảo đảm bằng cổ phiếu (chiếm 23,95%), bảo đảm bằng cả bất động sản và cổ phiếu (chiếm 1,37%) và bảo đảm bằng các tài sản khác (chiếm 8,67%).
‘Nóng’ đấu giá đất tại dự án HUD Mê Linh: Có những lô biệt thự được đẩy giá lên tới 55 triệu đồng/m2
Những ngày vừa qua, giới đầu tư xôn xao với thông tin dự án HUD Mê Linh (KĐT Thanh Lâm – Đại Thịnh 2) mở bán theo hình thức trả giá cạnh tranh. Có những lô biệt thự được đẩy giá lên tới 55 triệu đồng/m2, trong khi giá đất dự án khu vực xung quanh phổ biến ở mức 25 – 35 triệu đồng mỗi m2.
Cụ thể, theo thông tin buổi trả giá công khai ngày 2/6, loại hình nhà vườn diện tích 102 - 159m2, giá khởi điểm dao động từ 4,2 - 8,3 tỷ đồng, tương đương 40,7 - 51,1 triệu đồng/m2; biệt thự song lập diện tích từ 210 - 305,5m2, giá khởi điểm dao động từ 7,7 - 13,1 tỷ đồng, tương đương 36,7 - 47,4 triệu đồng/m2; biệt thự đơn lập diện tích từ 362 - 410m2, giá khởi điểm dao động 12 - 18,9 tỷ đồng, tương đương 39,5 - 50,3 triệu đồng/m2.
Số tiền các nhà đầu tư đặt cọc để được đấu giá từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Kết thúc phiên trả giá, nhiều môi giới đã truyền tay nhau kết quả cho thấy, có nhiều căn nhà được trả giá rất cao chênh lệch từ vài triệu đồng đến vài tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Đánh giá về vấn đề này, trả lời báo chí ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, chia sẻ các nhà đầu tư đang kỳ vọng quá cao, nếu dự án hấp thụ được 50% ở mức giá này đã là quá thành công cho chủ đầu tư. Bởi dự án này tuy có hạ tầng ở trong KĐT nhưng xét trên phương diện tổng thể khu vực thì khu vực Mê Linh hạ tầng chưa được đồng bộ để đạt được mức giá như vậy.
Đấu giá đất Mê Linh: Giá trúng cao nhất 85 triệu đồng/m2
Sáng ngày 3/6, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 – Quốc gia tổ chức thành công phiên đấu giá đối với 17 thửa đất tại điểm X1, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm.
Tổng diện tích khu đấu giá là 1.858,9 m2 (diện tích mỗi thửa từ 87,75 m2 đến 171,67 m2), giá khởi điểm từ 27,1 triệu đồng đến 35,2 triệu đồng/m2.
Cụ thể, 9 lô đất ký hiệu từ 01 đến 09, có diện tích 95,6 - 129,7 m2, giá khởi điểm là 35,2 triệu đồng/m2, số tiền đặt cọc là 650 triệu đồng/lô; 8 lô đất ký hiệu 10 - 17, có diện tích từ 87,8 m2 đến 145 m2, giá khởi điểm 27,1 triệu đồng/m2, số tiền đặt cọc là 450 triệu đồng mỗi lô.
Kết quả, 17 lô đất đã được đấu giá thành công. Trong đó, lô 01 có diện tích 129,7m2 nằm ở vị trí lô góc có mức giá trúng cao nhất 85,5 triệu đồng/m2, tương đương gần 11,1 tỷ đồng. Lô đất 02 có diện tích 95,6m2, giá trúng là 75,5 triệu đồng/m2, tương đương hơn 7,2 tỷ đồng.
Tổng số tiền trúng đấu giá hơn 98 tỷ đồng (chênh 39,4 tỷ đồng so với giá khởi điểm) để đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trước đó, năm 2021, huyện Mê Linh vẫn tổ chức thành công 8 phiên đấu giá quyền sử dụng đất, với tổng số tiền trúng đấu giá thu được hơn 407 tỷ đồng.
Hà Nội sắp thanh tra loạt dự án của nhiều ông lớn bất động sản
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa quyết định thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 33 tổ chức sử dụng đất tại 11 quận, huyện, gồm: Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Tây Hồ, Ba Đình, Đông Anh, Hoài Đức, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ và Quốc Oai.
Theo quyết định này, Ba vì có 2 đơn vị thuộc đối tượng thanh tra, Quốc Oai 1 đơn vị, Bắc Từ Liêm 9 đơn vị, Đông Anh 1 đơn vị, Hoài Đức 5 đơn vị, Đống Đa 4 đơn vị, Hoàng Mai 2 đơn vị, Tây Hồ 3 đơn vị, Thạch Thất 3 đơn vị, Chương Mỹ 1 đơn vị, Ba Đình 2 đơn vị.
Đáng chú ý có nhiều dự án của nhiều ‘ông lớn’ bất động sản như Tập đoàn Nam Cường, Sudico, Vietracimex,…
Cụ thể, dự án Xây dựng đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam (huyện Quốc Oai) của Tập đoàn Nam Cường, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) ở dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu Đoàn ngoại giao, Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh với dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức), Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) ở dự án phần mở rộng khu B (huyện Hoài Đức), Công ty Đầu tư phát triển nhà số 12 với dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở công trình công cộng (quận Bắc Từ Liêm),
Ngoài ra, còn có Công ty CP Đầu tư An Lạc với dự án Khu đô thị mới thuộc khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức); Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TST ở dự án Khu nhà ở các lô C1B và 2A thuộc khu đô thị mới Đại học Vân Canh (huyện Hoài Đức);
Bên cạnh đó còn thanh tra Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty cổ phần xây dựng sông Hồng, Công ty TNHH xây dựng IDC với các dự án ở quận Tây Hồ; Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường, Công ty TNHH Phú Đạt có các dự án huyện Thạch Thất; Công ty TNHH Ngọc Linh, Công ty cổ phần Kết Thành.
Hà Nội "điểm mặt" doanh nghiệp dính "lùm xùm" nợ thuế, tiền thuê đất
Cục Thuế TP. Hà Nội vừa công khai danh sách "đen" 809 đơn vị nợ tiền thuế, phí, các khoản thu liên quan đến đất với tổng số tiền nợ hơn 792 tỷ đồng.
Đáng chú ý là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng lô 5 nổi danh với "lùm xùm" về dự án khu chức năng đô thị Ao Sào tại phường Thịnh Liệt. Chủ đầu tư bán hết nhà nhưng vẫn "chây ỳ" nộp tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp hàng trăm tỷ đồng trong suốt nhiều năm.
Ngoài ra còn có, Ban Quản lý bến xe tải Thanh Trì nợ trên 37 tỷ đồng; Công ty cổ phần Sứ Bát tràng nợ gần 26 tỷ đồng; Tổng công ty cơ khí xây dựng nợ khoảng 12,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Đảo Sen nợ tiền thuê đất gần 12 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng điểm danh 247 người nộp thuế nợ khó thu với số tiền gần 188 tỷ đồng .
Trong đó, có nhiều cái tên đáng chú ý như Công ty cổ phần công trình giao thông 118 – Momota (mã số thuế: 0101286002) nợ hơn 57 tỷ đồng, trong đó, nợ thuế VAT hàng sản xuất, kinh doanh trong nước hơn 20 tỷ, tiền chậm nộp các khoản khác điều tiết 100% ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật do ngành thuế quản lý hơn 19 tỷ.
Tổng công ty Licogi – CTCP Chi nhánh Licogi số 1 (mã số thuế: 0100106440-009) nợ gần 33 tỷ đồng, trong đó, nợ thuế VAT hàng sản xuất, kinh doanh trong nước lên tới hơn 13 tỷ đồng, chậm nộp thuế VAT trong nước gần 9 tỷ đồng.
Ngoài ra, có 91 người nộp thuế sau khi bị “bêu tên” trong năm 2021 đã nộp hết nợ với số tiền vỏn vẹn hơn 16 tỷ đồng.
Nóng tình trạng bán nhà hai giá: Có trường hợp kê khai lại giá gấp 40 lần
Sáng 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế xã hội 2021 và những tháng đầu năm nay.
Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình trước Quốc hội một số nhóm nội dung được nhiều đại biểu quan tâm. Trong đó có vấn đề siết thu thuế chuyển nhượng bất động sản.
Cụ thể, Bộ trưởng cho biết, theo quy định, người nộp thuế phải kê khai thuê trên hợp đồng đúng với giá hai bên đã thỏa thuận với nhau, nếu thấp hơn thì tính theo bảng giá đất tại thời điểm nộp thuế.
Theo đó, trong 5 tháng tổng thu được là 16.200 tỷ đồng, vượt thu so với cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỷ đồng. Đáng chú ý, Bộ trưởng cho biết, có trường hợp ban đầu chỉ kê khai 500 triệu đồng, sau đó được giải thích thì kê khai lại 10 tỷ đồng, có nghĩa gấp đến 20 lần. Thậm chí có trường hợp gấp đến 40 lần. Đây là một vấn đề cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật", Bộ trưởng Tài chính thông tin.
Cũng theo ông Phớc, Bộ Tài chính cũng đã có công điện nghiêm cấm cơ quan thuế, cán bộ thuế “nhũng nhiễu” và gây phiền hà cho người dân. Vấn đề này cũng nhằm "tiền phòng hậu kiểm", tránh để các vụ án hình sự xảy ra. Ví dụ, người bán nhà trốn thuế thông qua kê khai hai hợp đồng, nếu bị phát hiện là mắc tội trốn thuế. Do vậy việc siết chặt với cách làm như này là hoàn toàn đúng pháp luật. Nếu cơ quan thuế có tình trạng lót tay, trục lợi, hối lộ thì sẽ xử lý nghiêm.
Minh Thu (T/H)
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.