Tiêu thụ nông sản đã qua thời điểm khó khăn
(CL&CS) - Tháng 4/2022, dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản được khơi thông, mở rộng.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/4, cả nước gieo cấy được 2.990,5 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước, trong đó: Các địa phương phía Bắc gieo cấy 1.077,9 nghìn ha, bằng 99,3%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1.912,6 nghìn ha, bằng 99,6%. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.506,9 nghìn ha, giảm 12,7 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước.

Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm.
Về lĩnh vực chăn nuôi trâu, bò trong tháng phát triển ổn định. Chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do các doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi chủ động được nguồn giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi lớn, vì vậy cần có các biện pháp phòng và xử lý dịch hiệu quả, nhất là trong giai đoạn thời tiết thay đổi, chuyển mùa.

Tốc độ tăng số lượng gia súc, gia cầm cuối tháng 4/2022 so với cùng thời điểm năm trước.
Tính đến ngày 24/4, cả nước không còn dịch tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm còn ở 5 địa phương; dịch tả lợn châu Phi còn ở 27 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 4 địa phương chưa qua 21 ngày.
Lâm nghiệp diện tích rừng trồng ước đạt 30,3 nghìn ha
Về lĩnh vực lâm nghiệp, tháng 4/2022, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước đạt 30,3 nghìn ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 7,8 triệu cây, tăng 2,1%.
Thời tiết trong tháng thuận lợi nên các địa phương tích cực triển khai trồng rừng, một số tỉnh có tiến độ trồng rừng cao như: Yên Bái đạt 3,2 nghìn ha, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, Nghệ An 2,5 nghìn ha, tăng 7,9%, Thanh Hóa 2 nghìn ha, tăng 4,8%.
Sản lượng gỗ khai thác tháng 4/2022 ước đạt 1,6 triệu m3, tăng 5,9%; sản lượng củi khai thác đạt 1,6 triệu ste, bằng cùng kỳ năm trước. Các địa phương có sản lượng gỗ khai thác cao như: Nghệ An đạt 114,5 nghìn m3, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, Thanh Hóa 80,5 nghìn m3, tăng 5,6%, Lạng Sơn 13,9 nghìn m3, tăng 7,8%.
Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước đạt 67,2 nghìn ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 34,8 triệu cây, tăng 6,8%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4,7 triệu m3, tăng 4,4%; sản lượng củi khai thác đạt 6,2 triệu ste, tăng 0,7%.
Tình hình thiệt hại rừng 4 tháng đầu năm 2022 giảm so cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng ước tính 118,6 ha, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 4,3 ha, giảm 77,5%; diện tích rừng bị chặt phá là 114,3 ha, tăng 14,6%. Các tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá cao trong tháng là: Kon Tum 26,1 ha, Nghệ An 20,2 ha, Đắk Lắk 12,5 ha.
Tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 361,8 ha, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 13,7 ha, giảm 89,8% (diện tích rừng bị cháy cùng kỳ năm trước là 134 ha); diện tích rừng bị chặt phá là 348,1 ha, giảm 0,4%.
Thủy sản ước đạt 736,4 nghìn tấn
Tổng cục Thống kê còn cho biết, sản lượng thủy sản tháng 4/2022 ước đạt 736,4 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 380,4 nghìn tấn, tăng 5,8%; sản lượng thủy sản khác ước đạt 356 nghìn tấn, giảm 0,6%.

Tính tới trung tuần tháng Tư, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long loại từ 0,8 - 1,1 kg/con dao động ở mức 31.000 - 32.500 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, tăng hơn 30% so với thời điểm đầu năm 2022.
Sản lượng cá tra trong tháng ước đạt 125,4 nghìn tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng giảm nhẹ so với tháng trước[2]. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, siêu thâm canh hai giai đoạn, ứng dụng công nghệ cao ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả, năng suất cao. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tháng Tư ước đạt 60 nghìn tấn, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 22,6 nghìn tấn, giảm 0,9%.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 4/2022 ước đạt 356 nghìn tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 276,6 nghìn tấn, giảm 0,6%; tôm đạt 12,7 nghìn tấn, giảm 0,8%; thủy sản khác đạt 66,7 nghìn tấn, giảm 0,4%.
Khai thác thủy sản biển trong tháng giảm do chi phí xăng, dầu tăng cao, thời tiết đầu tháng Tư bất lợi đối với đánh bắt xa bờ, các tỉnh Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng bởi các đợt mưa lũ bất thường, sóng lớn. Sản lượng khai thác biển tháng Tư ước đạt 342 nghìn tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Văn Trì
Bình luận
Nổi bật
Trình đề án sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan Thanh tra theo 2 cấp
sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 08:24
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, việc sắp xếp hệ thống cơ quan Thanh tra phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết; bám sát chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tố chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, đảm bảo mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra; có kế thừa và đổi mới, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Thanh tra tập trung, thống nhất, tinh gọn theo 02 cấp.
Tìm giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 08:24
(CL&CS) - Ngày 10/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Quảng Ngãi tự lực, tự cường, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược để vươn lên phát triển
sự kiện🞄Thứ ba, 11/02/2025, 08:27
(CL&CS) - Chiều 9/2, tại Quảng Ngãi, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng, an sinh xã hội, công tác xây dựng Đảng... trên địa bàn.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.