Thứ năm, 31/03/2022, 14:34 PM

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định trong quý I

(CL&CS) - Trong quý I/2022, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển tương đối ổn định, bảo đảm tiến độ thời vụ và không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Theo Sở NN&PTNT, trong quý I/2022, vụ Xuân 2022 được triển khai sớm ngay từ đầu tháng 12 năm 2021, công tác chỉ đạo được quan tâm, phối hợp sát sao giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương các cấp nên công tác chỉ đạo sản xuất, chống hạn vụ xuân được triển khai từ rất sớm; nhiều địa phương có chính sách chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai mạnh mẽ đến từng vùng sản xuất. Thời vụ gieo cấy rút ngắn 5 ngày so với cùng kỳ năm trước.

Chăn nuôi tăng nhẹ về số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm; không có dịch bệnh lớn xảy ra và được kiểm soát tốt về tình hình dịch bệnh. Các hộ chăn nuôi tiếp tục tái đàn và thực hiện theo quy định đối với việc tái đàn.

chan nuoi lon 1

Tình hình nuôi trồng thủy sản về diện tích nuôi không biến động nhiều nhưng sản lượng thu hoạch tăng. Nguyên nhân là do các mô hình nuôi thả theo phương thức thâm canh, mô hình nuôi cá chép năng suất cao, cá rô phi đơn tính, cá lăng trong lồng,… nên năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản cao hơn so với nuôi trồng truyền thống. Diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản là 24.000 ha.

Bên cạnh đó, công tác phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm đầu tư và chỉ đạo quyết liệt, sâu sát. Đến nay, thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới và 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới. bên cạnh đó có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã của huyện Đan Phượng đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Tuy nhiên, về tình hình dịch bệnh, do thời tiết giai đoạn trong tháng 2/2022 xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và tiến độ gieo cấy đặc biệt đối với cây mạ, lúa mới gieo sạ và cây rau ăn lá. Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, việc hạ thấp mực nước trên hệ thống sông Hồng, sông Đà ngày càng diễn biến bất lợi gây khó khăn trong công tác lấy nước phục vụ gieo trồng. Tiến độ thu hoạch cây vụ Đông để giải phóng đất làm vụ Xuân còn chậm, dẫn đến làm chậm tiến độ đưa nước đổ ải tại một số địa phương.

Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng diễn biến phức tạp, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu phi. Nguy cơ dịch bệnh phát triển trên cây trồng, phá hoại của chuột, ốc bươu vàng... trong sản xuất trồng trọt.

Sản xuất nông nghiệp cho thu nhập thấp, còn tình trạng người dân bỏ ruộng không sản xuất do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của ngành.

Vùng nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở nơi thấp trũng, hạ tầng vùng nuôi chưa đồng bộ nên khó khăn cho việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Chất lượng nước tại một số vùng nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu bị ô nhiễm, rất dễ phát sinh dịch bệnh cho thủy sản.

Vì vậy, trong những tháng tiếp theo, ngành nông nghiệp sẽ tập trung chỉ đạo trong hoạt động sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt để đảm bảo các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, diện tích cây trồng hàng năm khoảng 231,3 nghìn ha; diện tích cây lâu năm khoảng 24,5 nghìn ha. Đối với sản xuất vụ Xuân, tiếp tục gieo trồng cây rau màu đảm bảo diện tích và kịp thời vụ. Chú ý bảo đảm đủ nước để tưới dưỡng cho lúa Xuân và rau màu vụ Xuân. Chăm sóc tốt cho lúa, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại, tổ chức phòng trừ kịp thời những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Chú ý các chân ruộng trũng, gieo cấy sớm các giống dài ngày, các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn, rầy các loại. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản đúng kỹ thuật để giảm thiểu tổn thất, tăng chất lượng và giá trị nông sản.

Đối với vụ Mùa, vụ Đông: Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công tác an toàn thực phẩm trong sản xuất. Công tác chỉ đạo cần cụ thể, quyết liệt cho phù hợp, bám sát tình hình sản xuất, các địa phương phải coi đây thực sự là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên.

Trong chăn nuôi, tập trung phát triển đàn bò khoảng 150 nghìn con, phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 13 nghìn tấn. Phát triển đàn lợn khoảng 1,8 triệu con trở lên; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 340 nghìn tấn. Đồng thời giữ ổn định đàn gia cầm 40 triệu con; trong đó 30 triệu con gà; 10 triệu con vịt, ngang, ngỗng và gia cầm khác. Phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 156 nghìn tấn.

Hoàng Hiệp

Bình luận

Nổi bật

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS) - Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, yếu tố tiên quyết là duy trì và tăng trưởng về năng suất dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS)- Ngành Nông nghiệp và lực lượng quản lý thị trường tỉnh quyết tâm “kiểm soát” bằng nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp khi cung cấp ra thị trường.

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:52

(CL&CS) - Vừa qua, sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế cho gần 100 cán bộ, nhân viên ngành y tế, các huyện/thành phố, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, cơ sở dịch vụ kính thuốc…