Thứ ba, 10/11/2020, 14:31 PM

Tiêu chuẩn, quy chuẩn về đồ uống không cồn

(CL&CS) - Trên thị trường có hàng trăm loại đồ uống không cồn. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, giúp phân biệt rõ các đối tượng áp dụng thuộc nhóm này, tránh hiểu lầm cũng như giúp doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất và kinh doanh, phục vụ quản lý nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại đồ uống không cồn, bao gồm nước uống đóng chai; nước khoáng thiên nhiên; nước trái cây; đồ uống từ ngũ cốc, đậu đỗ; đồ uống từ sản phẩm sữa và nước giải khát, bao gồm đồ uống hương liệu (kể cả nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải và các đồ uống đặc biệt khác), nước giải khát có chứa cà phê, nước giải khát có chứa chè, đồ uống thảo mộc, nước giải khát có chứa nước trái cây... Các nhóm nước uống nêu trên có thành phần nguyên liệu khác nhau, đặc trưng và tính chất của sản phẩm khác nhau, do đó dẫn đến những đặc thù về chất lượng và an toàn thực phẩm khác nhau. Vì vậy, việc quy định các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm đồ uống không cồn được thể hiện trong nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

1

Trên thế giới, hiện nay các quốc gia cũng xây dựng các tiêu chuẩn cho các loại đồ uống không cồn khác nhau. Ví dụ: Australia và New Zealand có tiêu chuẩn riêng cho nước giải khát như nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải; Trung Quốc có tiêu chuẩn riêng cho nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước quả, và các loại nước giải khát như nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải, nước uống chứa nước quả, nước uống chứa chè, nước uống chứa cà phê...

Tuy nhiên, các sản phẩm đồ uống không cồn là nhóm đối tượng quy chuẩn tương đồng, vì vậy trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ có QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn, quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (kim loại nặng; độc tố vi nấm; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; vi sinh vật) và các yêu cầu quản lý đối với đồ uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không cồn (nước giải khát).  QCVN 6-2:2010/BYT chỉ quy định các nội dung về an toàn thực phẩm, không quy định các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN) hiện nay đối với sản phẩm đồ uống không cồn đã có các TCVN về:

+ Nước uống đóng chai [TCVN 6096:2010 (CODEX STAN 227-2001)];

+ Nước khoáng thiên nhiên [TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, Rev.2-2008)];

+ Nước rau quả [TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247-2005)];

+ Sữa đậu nành (TCVN 12443:2018);

+ Nước giải khát  (TCVN 12828:2019) . 

TCVN 12828:2019 Nước giải khát  thay thế cho TCVN 7041:2009 Đồ uống không cồn – Quy định kỹ thuật.

Thực tế, TCVN 7041:2009 không áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm đồ uống không cồn mà chỉ áp dụng cho nhóm sản phẩm nước giải khát. Đồng thời, trong TCVN 7041:2009 chưa nêu cụ thể các yêu cầu đối với từng loại sản phẩm trong nhóm nước giải khát như nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải, nước uống chứa nước quả, nước uống chứa chè, nước uống chứa cà phê... Vì vậy, năm 2019, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống đã đề xuất soát xét TCVN 7041:2009 nhằm cập nhật các quy định, các yêu cầu đối với các sản phẩm đồ uống không cồn chưa được tiêu chuẩn hóa (chưa có tiêu chuẩn riêng) để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồ uống không cồn. Cuối năm 2019, TCVN 12828:2019 Nước giải khát đã được Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo Quyết định số 4059/QĐ-BKHCN để thay thế cho TCVN 7041:2009.

Tiêu chuẩn TCVN 12828:2019 Nước giải khát  được áp dụng cho nhóm sản phẩm nước giải khát có mặt trên thị trường, như nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải và các đồ uống đặc biệt khác, nước giải khát có chứa cà phê, nước giải khát có chứa chè, đồ uống thảo mộc, nước giải khát có chứa nước trái cây và các loại đồ uống từ ngũ cốc. Các sản phẩm này thuộc nhóm thực phẩm 14.1.4 nêu trong Phụ lục 4 của Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

TCVN 12828:2019 Nước giải khát quy định các chỉ tiêu chất lượng, như yêu cầu nguyên liệu, yêu cầu cảm quan, yêu cầu lý hóa, yêu cầu về phụ gia thực phẩm, yêu cầu về an toàn thực phẩm (giới hạn về kim loại nặng, giới hạn về vi sinh vật) cũng như cập nhật các phương pháp thử hiện hành, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

 Ngoài ra, TCVN 12828:2019 Nước giải khát cũng nêu định nghĩa chi tiết về một số nhóm sản phẩm nước giải khát có mặt trên thị trường, như nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải, nước giải khát chứa nước trái cây, nước giải khát có chứa chè... để giúp cho việc ghi nhãn sản phẩm được chính xác. Thực tế cho thấy, trên thị trường có nhiều sản phẩm nước giải khát chứa nước trái cây hoặc chứa một phần dịch chiết từ chè nhưng lại ghi nhãn “nước cam”, “nước chanh dây”, “nước trà xanh”... Đây là sự không trung thực, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và vi phạm quy định pháp luật về nhãn hàng hóa (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ). Việc đưa ra các định nghĩa về một số nhóm sản phẩm nước giải khát, giúp cho người tiêu dùng có được thông tin trung thực về sản phẩm mình lựa chọn. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hợp pháp.  

Như vậy, có thể nói việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia nhóm sản phẩm nước giải khát phiên bản năm 2019 đã bổ sung kịp thời hệ thống tiêu chuẩn hiện hành, giúp phân biệt rõ các đối tượng áp dụng thuộc nhóm này, tránh gây hiểu lầm cũng như giúp doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất và kinh doanh, phục vụ quản lý nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    

TS. Ngô Thị Ngọc Hà – Phó Viện trưởng Viện TCCLVN Ths.Lê Thành Hưng – Phó Trưởng

Bình luận

Nổi bật

Sớm hoàn thiện 28 quy chuẩn quốc gia về môi trường

Sớm hoàn thiện 28 quy chuẩn quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 12:34

(CL&CS) - Theo Quyết định số 558/QĐ- BTNMT ngày 23/3/2022 của Bộ trưởng Bộ TN&MT, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường được giao xây dựng 28 quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia của Việt Nam (QCVN).

Cần đảm bảo quy chuẩn để nâng cao giá trị sầu riêng xuất khẩu

Cần đảm bảo quy chuẩn để nâng cao giá trị sầu riêng xuất khẩu

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 10:16

(CL&CS) - Để duy trì và phát triển ổn định xuất khẩu sầu riêng đòi hỏi người nông dân, hợp tác xã... phải phát triển một cách bài bản, đáp ứng yêu cầu từ các nước nhập khẩu.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị bể bơi

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị bể bơi

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 10:22

(CL&CS)- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị bể bơi.