Thứ năm, 22/10/2020, 08:25 AM

“Màu hồng” cho hàng hóa Việt Nam sau khi EVFTA có hiệu lực?

(CL&CS) - Bộ Công Thương vừa đưa ra so sánh mức độ cam kết của Việt Nam về xóa bỏ thuế quan khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Trong tháng 10/2020, hai bên đang tiến hành giảm mạnh thuế khi nhập hàng hóa của nhau.

Mức độ cam kết về thuế quan trong EVFTA như thế nào?

Đối với Hiệp định kép EVFTA - EVIPA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư), Việt Nam đều có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời hạn 10 năm với khoảng 99% số dòng thuế của các nước đối tác. Đối với những mặt hàng nhạy cảm, Việt Nam đều bảo lưu được một khoảng thời gian (lộ trình xóa bỏ thuế) tương đối dài (10 năm) hay áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc không cam kết.

Cụ thể, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực, với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Rồi sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.

EVFTA 3 - Copy

Sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong 10 năm với khoảng 99% (Ảnh: AFP)

Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng  hạn ngạch thuế quan theo cam kết của Tổ chức Mậu dịch thế giới (WTO) hoặc không cam kết.

Liên quan đến những cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của EU trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, phù hợp với quy định của WTO. Sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với một số ít mặt hàng còn lại (tương đương khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, chắc chắn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành sang EU dự kiến sẽ đạt kết quả khá cao.

Giảm thuế trong EVFTA có phải là “màu hồng”?

Giảm thuế là cơ hội tốt, nhưng hàng hóa muốn xuất khẩu sang EU phải thỏa mãn được danh mục các yêu cầu cụ thể đối với từng ngành hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đầu tư thực sự bài bản.

Những băn khoăn của cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm cách tiếp cận thị trường EU, khai thác hiệu quả những cơ hội từ EVFTA được nêu ra nhiều tại Tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức vừa qua tại Hà Nội, trấn an rằng doanh nghiệp nhỏ không lo thiếu cơ hội.

Một số doanh nhân băn khoăn về lĩnh vực điện, điện tử đang hoạt động có vẻ được nhắc tới ít hơn so với các ngành dệt may, giày dép, nông thủy sản, cũng như lo ngại về khả năng doanh nghiệp vừa và nhỏ có "cửa" xuất khẩu thiết bị điện vào thị trường EU hay không?

Về vấn đề nhạy cảm này, các quan chức khẳng định rằng họ hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU với điều kiện hàng hóa đạt tiêu chuẩn, chất lượng mà EU yêu cầu vì bản chất của EVFTA là tạo một sân chơi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và EU, nên không lo doanh nghiệp quy mô nhỏ mà khó tiếp cận, vấn đề là doanh nghiệp mang gì đến cho khách hàng để họ chấp nhận mua của Việt Nam.

Một số lãnh đạo cho rằng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EU là rất lớn nhưng thách thức cũng không ít. Tuy nhiên, các điều kiện khắt khe cũng là một áp lực tích cực để thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn, lề lối làm việc.

EVFTA 3a

Mặt hàng thép, nhôm của Việt Nam khi nhập vào EU, sẽ hưởng mức thuế ưu đãi (Ảnh: CNN)

Cùng với những con số về lộ trình giảm thuế trong EVFTA, thì câu chuyện đáp ứng xuất xứ hàng hóa, rào cản kỹ thuật, sản xuất bền vững... cũng được bàn kỹ. Do vậy, việc thuế giảm mới là điều kiện cần, quan trọng là hàng hóa phải thỏa mãn được danh mục các yêu cầu cụ thể với từng ngành hàng mà EU đặt ra. 

Theo các chuyên gia, mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là cạnh tranh về giá) vẫn còn hạn chế.

"Hội nhập nhưng trên tinh thần cầu thị, đi từ vấn đề rất nhỏ, từ tổ chức sản xuất tốt, liên kết tốt và hàng hóa chất lượng tốt, những mắt xích trong chuỗi sản xuất đều phải được thụ hưởng thành quả sản xuất tốt", đây là điều kiện cần thiết mà những doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý sau khi EVFTA có hiệu lực.

Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (7 năm). Khi EVFTA có hiệu lực, dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030. Phải chăng “màu hồng” đang mở ra với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập?

Tường Quyên

Bình luận

Nổi bật

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trịnh Minh Phết có tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Hội nghị GMS và làm việc tại Trung Quốc

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Hội nghị GMS và làm việc tại Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:46

(CL&CS) - Tối ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong lần thứ 10 (ACMECS 10), Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11 (CLMV 11) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11.

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Trung Đông

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Trung Đông

sự kiện🞄Thứ hai, 04/11/2024, 20:24

(CL&CS) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Trung Đông với tinh thần mở đường, tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, coi trọng "thời gian" và "trí tuệ". Trong chuyến công tác này, lần đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và ký kết hiệp định thương mại tự do với một nước Trung Đông, góp phần huy động những nguồn lực mới phát triển đất nước.