Thương mại Việt - Mỹ: Nhiều thành tựu sau 25 năm hợp tác

(CL&CS) - Trong 25 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, phía Hoa Kỳ ghi nhận kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ 450 triệu USD năm 1994 lên 75,7 tỷ USD vào cuối năm 2019.

31_vuck

Tăng cường hợp tác kinh tế và quan hệ ngoại giao

Trước hết, phải kể đến sự bứt phá mạnh mẽ trong kim ngạch trao đổi thương mại, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Năm 2019, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã đạt 61,34 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2018, chiếm 25,3% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường EU là 41,9 tỷ USD (tăng 9,4%), Trung Quốc là 41,3 tỷ USD (tăng 16,6%).

uy-thac-xnkhau

Nhiều năm qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, góp phần quan trọng vào mở rộng thị trường phục vụ phát triển sản xuất, tăng nguồn thu ngoại tệ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng đã chuyển biến rõ nét. Bên cạnh các nhóm hàng có thế mạnh truyền thống như dệt may, giày dép, thủy sản, các nhóm hàng chế tạo như điện tử, linh kiện, đồ gỗ cũng đã vươn lên vị trí hàng đầu. Đến hết năm 2019, có tới 10 nhóm hàng đạt và vượt kim ngạch 1 tỷ USD.

Ngoài hợp tác thương mại, nhiều lĩnh vực hợp tác mới đang được thúc đẩy như hợp tác đầu tư, hợp tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ; hợp tác trong các lĩnh vực dịch vụ như vận tải, giáo dục, viễn thông, năng lượng... Phạm vi hợp tác đa dạng này sẽ tạo nền tảng cho sự gắn kết thực chất, có chiều sâu và bền vững trong thời gian tới giữa hai nền kinh tế.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã thành công thu hút nhiều tập đoàn, công ty lớn của Mỹ như: Intel, Microsoft, Jabil, Microchip, IBM, P&G, Coca-Cola, PepsiCo. Tiếp sau đó, các tập đoàn Boeing, Chevron, AIG, Exxon Mobil, General Electric... cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, song nhiều thông tin cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google và Apple. Tập đoàn Ford đã quyết định gia tăng năng lực sản xuất bằng việc đầu tư nhà máy lắp ráp tại Hải Dương; General Electric cũng đã tăng vốn đầu tư vào nhà máy tua bin gió ở Hải Phòng; tập đoàn năng lượng AES được cấp phép triển khai dự án khí LNG ở Sơn Mỹ; các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon đã có kế hoạch chuyển hướng đầu tư sản xuất thiết bị điện tử về Việt Nam...

Hiện tại, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam khoảng 11 tỷ USD. Trong chuyến gặp gỡ 45 doanh nghiệp Mỹ xúc tiến đầu tư vào Việt Nam (5/2020), ông Alex Feldman, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (US-ABC), cho biết Việt Nam là một điểm sáng về đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài vài năm trở lại đây, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ.

Về phương diện ngoại giao, sự coi trọng quan hệ ngoại giao của 2 nước được thể hiện khi 4 đời Tổng thống Mỹ đều thăm Việt Nam: Bill Clinton (năm 2000), George W. Bush (2006), Barack Obama (2016) và Donald Trump (2017). Việt Nam cũng có các chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải (2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2008), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2013), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2015), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2017)... Các chuyến thăm này đã tăng cường sự hiểu biết, tạo đà cho quan hệ, thông qua các tuyên bố để thiết lập các khuôn khổ mà trong đó quan trọng nhất là quan hệ đối tác toàn diện trên tất cả lĩnh vực giữa hai nước.

Triển vọng và thử thách

Có thể khẳng định điều này nhờ triển vọng hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước được dựa trên nền móng quan trọng là mong muốn của cả hai chính phủ vì lợi ích lâu dài của mỗi nước. Cùng với đó, hai nền kinh tế có tính bổ sung lẫn nhau, cùng có độ mở cao sẽ luôn tiềm tàng những cơ hội kinh doanh mới. Cần nhấn mạnh thêm rằng năng lực sản xuất ngày càng phát triển của Việt Nam nhờ thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước, trong môi trường kinh tế hội nhập sâu rộng, sẽ tạo điều kiện khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh mới.

Các kết nối ngày càng hoàn thiện hơn về giao thông (hàng không, hàng hải), viễn thông, tài chính, ngân hàng... cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu suất kinh doanh. Mặt khác, quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là sau khi được đẩy nhanh do tác động của đại dịch Covid-19, sẽ mở thêm cơ hội cho cả hai bên tham gia.

Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 2,7% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ là 2.497,5 tỷ USD. Hiểu theo hướng tích cực, cơ hội còn rất lớn. Nhưng thực tế ấy cũng cho thấy thử thách không hề nhỏ.

Hoa Kỳ luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới và sẽ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong nhiều năm nữa. Theo lẽ thường, thị trường hấp dẫn này cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ từ khắp nơi trên thế giới. Không những vậy, tính cạnh tranh của thị trường còn bởi nhu cầu thay đổi nhanh chóng, luôn xuất hiện những yêu cầu mới, cao hơn, đòi hỏi sự thích ứng nhanh nhạy từ nhà cung cấp.

Sự thay đổi trong các biện pháp, chính sách quản lý thương mại của Hoa Kỳ, nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng là thử thách không nhỏ đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những doanh nghiệp xuất khẩu thành công, không ít doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tích lũy đủ thông tin, nguồn lực và kinh nghiệm cần thiết để cạnh tranh thắng lợi tại thị trường khó tính này.

unnamed

Xuất phát từ thế mạnh và nhu cầu của mỗi bên, các cơ hội xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục thuộc các nhóm hàng dệt may, giày dép, thủy sản, điện tử, linh kiện, đồ gỗ nội thất dù mỗi nhóm hàng có thể phải đối mặt với khó khăn khác nhau từ thị trường hay môi trường chính sách. Nhóm hàng nông sản, hoa quả tươi sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường cùng với quá trình hoàn thiện công nghệ bảo quản và chuỗi phân phối. Các sản phẩm cơ khí, chế tạo cũng có cơ hội từng bước tham gia thị trường nhờ năng lực sản xuất ngày càng nâng cao của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng quan tâm tới tiềm năng tổ chức sản xuất, chế biến và phát triển công nghệ tại Hoa Kỳ nhằm khai thác thế mạnh tại chỗ. Trong khi đó, các lĩnh vực năng lượng, chế tạo, du lịch, tài chính, giáo dục, đào tạo, truyền thông sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. 

117768002_384516969199117_760259036205344788_n-1

Hoa Kỳ luôn là thị trường quan trọng hàng đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Hà Nội, ngày 22/11/2024 - Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo thông qua hệ thống điện mặt trời áp mái.

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33

(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.