Thuế là lĩnh vực doanh nghiệp phải chi phí thấp nhất mỗi khi đi làm thủ tục hành chính
(CL&CS)- Lĩnh vực thuế đứng đầu về mức độ cải thiện chi phí thủ tục hành chính, trong khi lĩnh vực môi trường xếp cuối bảng với chi phí thủ tục hành chính cao, theo kết quả một báo cáo được công bố ngày 17.3, do Văn phòng Chính phủ tổ chức.
Chỉ số APCI được công bố lần đầu tiên vào năm 2018 và Báo cáo APCI 2020 là báo cáo được thực hiện lần thứ ba. Trong năm thứ ba này, Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC đã nhận được ý kiến và chia sẻ thông tin thông qua phiếu khảo sát của gần 3.000 DN đã thực hiện các TTHC trên cả nước trong 6 tháng cuối năm 2019 (từ tháng 7 đến tháng 12-2019).
Thuế là lĩnh vực doanh nghiệp phải chi phí thấp nhất mỗi khi đi làm thủ tục hành chính.
Có 9 nhóm TTHC được lựa chọn để khảo sát APCI 2020, gồm: Khởi sự doanh nghiệp; thuế; đầu tư; giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh; giao dịch thương mại qua biên giới; đất đai; môi trường; xây dựng; kiểm tra chuyên ngành.
Theo kết quả khảo sát APCI 2020 của các nhóm TTHC, nhóm về môi trường "ngốn" nhiều chi phí của DN nhất. Cụ thể, DN phải bỏ ra hơn 63,3 triệu đồng để thực hiện nhóm TTHC về môi trường. Phân tích cụ thể từng yếu tố cho thấy, để thực hiện TTHC trong nhóm môi trường, trung bình mỗi DN phải bỏ ra 61,5 giờ, chi phí trực tiếp là 3,1 triệu đồng. Theo khảo sát APCI 2020, cứ 100 DN thì có 52 DN thuê dịch vụ trọn gói để thực hiện các TTHC liên quan đến môi trường, đặc biệt là cho thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đối với nhóm TTHC về xây dựng, DN cũng phải chi số tiền lên tới hơn 25,2 triệu đồng để thực hiện các thủ tục này. Theo APCI 2020, để thực hiện TTHC xây dựng, trung bình mỗi DN phải bỏ ra khoảng 21,2 giờ, chi phí trực tiếp là 4,7 triệu đồng cho các loại chi phí sao chụp, chứng thực hồ sơ, các loại phí và lệ phí theo quy định (bao gồm các loại phí thẩm định và lệ phí cấp phép xây dựng), và một phần chi phí không chính thức.
Trong khi đó, nhóm thủ tục về thuế được đánh giá là tốn ít chi phí nhất cho DN. Theo kết quả APCI 2020, DN chỉ phải bỏ ra khoảng 247 ngàn đồng để thực hiện các TTHC về thuế.
Những tập thể, cá nhân có nhiều cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được nhận bằng khen.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến tháng 11-2019, 99,9% DN kê khai thuế điện tử; 99,6% DN nộp thuế điện tử, 93,6% DN hoàn thuế điện tử trên toàn quốc. Ngành Thuế đã từng bước hoàn thiện mô hình thủ tục thuế điện tử và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân.
Từ kết quả APCI 2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng phải tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bộ máy công vụ liêm chính, tin cậy, tạo cơ hội cho DN tham gia liên kết chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
"Chi phí không chính thức không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ mà còn làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các DN nước ngoài đang muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Nếu để khoản chi phí này tiếp tục tồn tại và bao trùm trên diện rộng thì sẽ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Mai Tiến Dũng, APCI 2020 phản ánh một nền hành chính phục vụ, lấy người dân và DN làm trung tâm, sẽ đem lại hiệu quả về tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lưu ý, công tác cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC phụ thuộc vào không chỉ các yếu tố về thể chế và hạ tầng mà còn về chính những con người thực hiện các TTHC đó.
Và để cải thiện điều này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng song song với việc thúc đẩy chuyển đổi từ thái độ và trách nhiệm công vụ sang thái độ và trách nhiệm phục vụ người dân của các cơ quan, công chức nhà nước, thì việc thực hiện và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử sẽ hỗ trợ cắt giảm các áp lực tiếp xúc trực tiếp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính tập trung giải quyết các vấn đề chuyên môn hiệu quả hơn.
Đức Nguyễn
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56
(CL&CS) - Các chuyên gia năng suất, chất lượng đánh giá, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là việc đưa các ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp loại bỏ các lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đặc biệt nhờ vào công cụ 5S.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56
(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.