Thiền môn nghìn năm tuổi nơi đất Cảng, bên trong lưu giữ hai pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia có từ thời nhà Mạc
Ngôi chùa đang lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.
Chùa Trà Phương còn có tên khác là chùa Bà Đanh, nằm ở làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Tương truyền chùa được khởi dựng dưới thời Lý, qua dấu tích một số di vật đá còn sót lại trong khuôn viên hiện nay của chùa, đặc biệt là 3 chiếc chân tảng bằng đá xanh, chạm hình cánh sen. Trước đây, chùa cổ được xây trên gò đất cao, cách ngôi chùa ngày nay khoảng 200m về phía nam.

Khuôn viên chùa Trà Phương nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Tân/ Báo Thanh Niên
Chùa Trà Phương hiện tại mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn (đầu thế kỷ XX). Chùa có mặt chính quay về hướng tây nam, với các công trình kiến trúc như tòa thờ Phật, tòa thờ các vị tổ sư, nhà khách, nhà bia, sân vườn và kiến trúc cổng chùa.
Kiến trúc chính của chùa Trà Phương được sắp xếp theo lối chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Chính điện là nơi thờ Phật, tiền đường thờ vua Mạc Đăng Dung và Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Bên ngoài là cổng Nhất môn với hai tầng má, nhà bia với đầm sen rộng tượng trưng cho đức hạnh, lối sống của người tu hành.

Nét kiến trúc độc đáo của chùa cổ Trà Phương. Ảnh: Mai Dung/ Báo Lao Động
Hai bên thành bậc của nhà bia là đôi sấu đá được tạo dáng theo lối tượng tròn, một trong những sản phẩm nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa Mạc thế kỷ XVI còn lại hiện nay ở Hải Phòng. Trong chùa hiện có 5 bệ tượng Phật, trong đó, 3 bệ tượng đặt tượng Tam thế và hai bệ đặt tượng A Di Đà.
Nhân dân địa phương truyền tụng rằng, một lần, vua Mạc Thái Tổ lúc còn trẻ bị một số người xấu tìm cách sát hại, nhờ ẩn nấp trong chùa mà thoát nạn. Khi vương triều Mạc được xác lập (năm 1527), Mạc Thái Tổ nhớ ơn cứu mạng, ban chiếu trùng tu, mở rộng chùa và đổi tên là chùa Thiên Phúc.

Ngôi chùa đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi. Ảnh: Mai Dung/ Báo Lao Động
Thiên Phúc tự hậu Phật bi ký đã cung cấp thêm: bà Vũ Thị Ngọc Toàn, hiệu là Thanh Tịnh, người làng Trà Phương khi trở thành Hoàng hậu nhà Mạc, đã ra lệnh cho viên thái giám chuyên lo việc dịch chuyển, xây cất lại ngôi chùa ở vị trí hiện nay. Ngạn ngữ địa phương lưu truyền câu: “Cổ Trai đế vương - Trà Phương công chúa” để chỉ về mối quan hệ giữa vua Mạc Thái Tổ và bà Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà Phương.
Sau đó, chùa nhiều lần được dâng cúng tiền, khuyên tai, ruộng đất bởi Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn cùng với nhiều vương công, quý tử. Sang thời Lê Trung Hưng, chùa Trà Phương - cùng số phận với bao công trình tiêu biểu của nhà Mạc trên đất Dương Kinh, bị đập phá san bằng. Từ đống đổ nát, nhân dân địa phương kêu gọi những tấm lòng "hằng tâm hằng sản" tái tạo lại ngôi chùa ngày một khang trang.
Trải qua hàng nghìn năm với những biến cố, thăng trầm lịch sử, chùa Trà Phương còn lưu giữ nhiều di vật mang phong cách nghệ thuật thời Lý và thời Mạc. Niềm tự hào của người dân làng Trà nói riêng, người dân Hải Phòng nói chung khi pho tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia ngày 31/12/2020.

Tượng vua Mạc Đăng Dung được tạc từ đá xanh, đã bay màu và có niên đại từ thế kỷ XVI. Ảnh: Mai Dung/ Báo Lao Động
Theo đó, tượng Mạc Thái Tổ có chiều cao 63cm, bề ngang 37cm, được tạo tác theo phong cách tượng tròn với dạng thức kiểu tượng hậu. Tượng có khuôn mặt trái xoan, mắt tròn to, mũi phồng, đầu mũi khá to, miệng nhỏ hơi mím, tai to, cằm nhọn. Tổng thể tượng thể hiện người quyền thế, hoàng gia.

Phù điêu Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn được tạc hõm sâu vào một khối đá. Ảnh: Mai Dung/ Báo Lao Động
Phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (là người làng Trà Phương và là chính thất của Thái tổ Mạc Đăng Dung) được làm từ chất liệu đá vôi, tượng có chiều cao 56cm, vai ngang 23cm. Tượng được tạc hõm sâu vào đá nguyên khối. Phía ngoài phiến đá tạo tác kiểu văn bia, chạm khắc biểu tượng bông sen 16 cánh đơn…
Ngôi làng Trà Phương gắn liền với vương triều nhà Mạc giai đoạn 1527-1593. Bao thế hệ người làng nơi đây luôn tự hào về vị Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn - người con gái Trà Phương đẹp người đẹp nết đã trở thành vợ vua Mạc Đăng Dung. Đến nay, lịch sử vẫn lưu truyền về bà Vũ Thị Ngọc Toàn không chỉ nổi tiếng về nhan sắc, mà còn cả về đức độ. Bà là một nhân vật đặc biệt trong suốt 65 năm trị vì của nhà Mạc ở Thăng Long.

Chùa còn gìn giữ được nhiều di vật mang phong cách nghệ thuật thời Lý và thời Mạc. Ảnh: Lê Tân/ Báo Thanh Niên
Ngoài các di vật, bảo vật trên, chùa Trà Phương cũng lưu giữ các bia ký cổ. Năm 2007, chùa Trà Phương được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Quỳnh Như
Bình luận
Nổi bật
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 22:13
(CL&CS) - Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 13:36
(CL&CS) - Với 2 triệu lượt khách đến núi Bà Đen trong 2 tháng đầu năm, Tây Ninh tiếp tục hứa hẹn trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong ngành Du lịch tại khu vực Nam Bộ.
Du lịch Đà Nẵng 2025 – Tận hưởng đa trải nghiệm
sự kiện🞄Thứ hai, 14/04/2025, 07:17
(CL&CS)- Ngày 12/4, tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Đà Nẵng giới thiệu chương trình kích cầu du lịch với ba chiến dịch lớn, gắn liền với những dịp lễ lớn của đất nước và thành phố.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.