Thép Nam Kim báo lãi năm 2021 đạt kỷ lục

(CL&CS) - Kết thúc năm 2021, Công ty CP Thép Nam Kim (NKG) báo lãi ròng hơn 2.225 tỷ đồng, gấp hơn 7,5 lần so với năm 2020. Đây cũng là mức lãi cao nhất mà công ty đạt được kể từ trước đến nay.

Cả năm 2021, doanh thu lũy kế của NKG đạt hơn 28.173 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm trước.

Cả năm 2021, doanh thu lũy kế của NKG đạt hơn 28.173 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm trước.

Thép Nam Kim đã công bố BCTC quý 4/2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, kết thúc quý 4/2021 doanh thu công ty tăng cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ đạt 8.780 tỷ đồng. Sau khi trừ giá vốn, Nam Kim lãi gộp 1.058 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần so với quý 4/2020.

Đáng chú ý, trong kỳ hoạt động tài chính của NKG ghi nhận 105,7 tỷ đồng doanh thu cao gấp hơn 4 lần cùng kỳ, chi phí tài chính cũng tăng mạnh từ 54 tỷ đồng lên gần 132 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng mạnh từ 85 tỷ đồng lên tới 516 tỷ đồng. Bù lại hoạt động khác có lãi 18 tỷ đồng tăng cao gấp hơn 8 lần cùng kỳ.

Nhờ lãi gộp tăng cao nên kết quả NKG đạt 452 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cao gấp 3 lần quý 4/2020.

Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu lũy kế của NKG đạt hơn 28.173 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 68%, tương đương hơn 19.200 tỷ đồng, còn lại là doanh thu nội địa. Lãi gộp của công ty ghi nhận gần 4.270 tỷ đồng, gấp gần 5 lần. Biên lãi gộp tăng từ 7,5% lên hơn 15%.

Doanh thu tài chính của NKG cũng tăng mạnh lên hơn 199 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm trước. Tuy nhiên, do đẩy mạnh bán hàng nên chi phí trong năm của NKG cũng tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí bán hàng gấp hơn 4 lần so với năm trước, vượt hơn 1.398 tỷ đồng.

Dù vậy, sau khi trừ đi chi phí, NKG vẫn lãi ròng hơn 2.225 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 7,5 lần so với năm 2020. So với kế hoạch lãi sau thuế 600 tỷ đồng đề ra cho năm 2021, NKG đã vượt hơn 270% so với chỉ tiêu đề ra.

Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của công ty tăng gần gấp đôi lên 15.382 tỷ đồng. Tổng tiền mặt và tiền gửi tăng từ hơn 600 tỷ đầu năm lên gần 1.200 tỷ đồng. Hàng tồn kho là 8.701 tỷ đồng, gấp 4 lần đầu năm; doanh nghiệp trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 420 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn 1.905 tỷ đồng, tăng 32,5%.

Về nguồn vốn, phải trả người bán ngắn hạn tăng mạnh từ 1.070 tỷ đồng lên 4.879 tỷ đồng, hơn 62% số đó là khoản phải trả trong nước. Vay nợ ngắn hạn tăng từ 2.520 tỷ lên 3.773 tỷ đồng, trong khi vay nợ dài hạn giảm từ 482 tỷ xuống 46,5 tỷ đồng.

 

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.