Công tác Hội
Thứ bảy, 20/11/2021, 16:48 PM

Cổ phiếu ngành thép, sau đỉnh cao là vực sâu

(CL&CS) - Cổ phiếu ngành thép đã có quá trình tăng giá khủng khiếp nhờ cơn sốt giá thép trên khắp thế giới. Khi cơn sốt đi qua, giá thép giảm trở về vị trí vốn của nó sẽ khiến nhiều nhà đầu tư chứng khoán ra đi.

Cổ phiếu giảm 17,8% từ đỉnh khiến vốn hóa HPG bốc hơi 46.518 tỷ đồng

Cổ phiếu giảm 17,8% từ đỉnh khiến vốn hóa HPG bốc hơi 46.518 tỷ đồng

Tăng giá nhiều lần

Từ tháng 4/2020 đến nay, cổ phiếu thép tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư bán cổ phiếu ở mức giá thấp rồi mua lại ở mức cao hơn vẫn thu được lợi nhuận. Cổ phiếu ngành thép trở thành cổ phiếu quốc dân, mua là có lời, thu hút dòng tiền mua đi, bán lại lên vài ngàn tỷ đồng mỗi phiên giao dịch. Trong đó, cổ phiếu thu hút dòng tiền mạnh mẽ nhất là HPG, HSG và NKG.

Thống kê từ thời điểm giá thấp nhất trong năm 2020 và giá cao nhất trong năm 2021, cổ phiếu ngành thép tăng vài lần là chuyện bình thường, nhiều mã đã tăng hơn 10 lần. Đó là NKG tăng 1.448%, HSG tăng 1.261%, TLH tăng 990%, DTL tăng 617%, HPG tăng 536%, SMC tăng 520%, POM tăng 478%, TVN tăng 345%, TIS tăng 237%...

Nguyên nhân tăng giá của cổ phiếu ngành thép bắt nguồn từ việc giá sắt thép trong và ngoài nước đều tăng mạnh. Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ hàng tồn kho giá rẻ và ghi nhận lợi nhuận kỷ lục, cao nhất trong lịch sử bất chấp nền kinh tế chỉ tăng trưởng rất thấp so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp ngành thép có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng doanh thu trong 9 tháng đầu năm nay.

Đơn cử, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát) đạt 104.969 tỷ đồng doanh thu thuần và 27.051 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm nay, tăng lần lượt 63% và 207% so cùng kỳ năm trước (YoY). CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen) đạt 39.627 tỷ đồng doanh thu thuần và 3.741 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 89% và 285% YoY.

CTCP Thép Nam Kim (Nam Kim) đạt 19.393 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.773 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 138% và 1.154% YoY. CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) đạt 15.163 tỷ đồng doanh thu thuần và 828 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 35% và 443% YoY. CTCP Tập đoàn thép Tiến Lên (Tiến Lên) đạt 3.283 tỷ đồng doanh thu thuần và 408 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 15% và 326.427% YoY.

Doanh nghiệp ngành thép lập một số kỷ lục về kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm nay như: Hòa Phát trở thành doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận trước thuế cao nhất trên sàn chứng khoán, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của Tiến Lên thuộc loại cao nhất trong lịch sử ngành chứng khoán, lãi cơ bản trên cổ phiếu của SMC đạt top đầu với 13.596 đồng/cổ phiếu.

Co phieu nganh thep

Hết dư địa tăng trưởng lợi nhuận

Sự kỳ vọng vào lợi nhuận tăng trưởng của cổ phiếu ngành thép đã hết khi báo cáo tài chính quý 3/2021 với mức lợi nhuận đạt đỉnh, hết sự kỳ vọng, hết dư địa tăng trưởng, các cổ phiếu cùng ngành khác Hoa Sen, Nam Kim, SMC... đều đứt chuỗi tăng liên tục kể từ đầu năm 2020 riêng Hòa Phát thì đỡ hơn nhưng doanh số bán hàng sụt giảm.

Cùng phân tích lại một chút, lợi nhuận của hầu hết các công ty thép tăng đều là do nguồn hàng tồn kho có sẵn và tăng theo giá của cơn sốt thép của thị trường chứ không đến từ việc kinh doanh chính. Ví dụ, trong nửa đầu năm 2021, Hòa Phát đạt lợi nhuận gộp 30% là do bán hàng tồn kho ở năm ngoái.

Biên lợi nhuận của ngành thép trong quý 4 chắc chắn giảm, hàng tồn kho cũng tăng lên. Doanh số bán hàng của Hòa Phát tăng lên chỉ 20%, tức tốc độ tăng trưởng không cao, chỉ tăng do giá thép, doanh số bán hàng giảm đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng không cao, giá trị chỉ tăng theo giá thép của thị trường. Chắc chắn đây là thời điểm nguy hiểm nếu nắm giữ cổ phiếu ngành thép.

Hiện giờ, hàng tồn kho của thép là giá 19.000 đồng/kg, không còn hàng giá rẻ 12.000 đồng/kg của năm trước. Điều đó, giá vốn sẽ tăng mà doanh thu đi ngang thì lợi nhuận sẽ không còn nhiều.

Có 3 vấn đề sẽ xảy ra với doanh nghiệp ngành thép trong thời gian tới: Giá thép không còn tăng mạnh nữa mà còn giảm giá; Hàng tồn kho giá rẻ không còn; Tốc độ tăng trưởng giảm so với 3 quý đầu năm (doanh thu bán hàng giảm).

Lợi nhuận quý 3 và quý 4 bắt đầu sụt giảm do gánh nặng “chi phí”. Cước vận tải vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu xuất hàng tồn ở Việt Nam đang rất nhiều. Bùng dịch khiến tiến độ thi công chậm, nhu cầu vật liệu xây dựng cần nhiều nhưng chi phí mua nguyên vật liệu tăng cao khiến biên lợi nhuận ảnh hưởng. Chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của công ty.

Tất cả những gì tốt nhất của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đã phản ánh vào giá nên nếu không tốt hơn được nữa thì giá cổ phiếu không còn tăng được.

Thị trường không còn sự kỳ vọng Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim có thể gia tăng lợi nhuận được nữa vì lợi nhuận đã đạt kỷ lục trong 9 tháng đầu năm đã là số một và không còn tăng trưởng được nữa. Vậy, doanh nghiệp ngành thép không còn lợi nhuận tăng cao thì cổ phiếu không còn kỳ vọng tăng giá. Thời điểm hiện tại là thời điểm chốt lời, cổ phiếu ngành thép không còn là khoản đầu tư tốt.

Một chuyên gia chứng khoán nhận định: Cổ phiếu tăng trưởng là do sự kỳ vọng của thị trường vào doanh nghiệp, không còn kỳ vọng thì giá cũng sẽ không tăng.

Cổ phiếu ngành thép từng rớt thảm

Trước khi có hiện tượng cổ phiếu ngành thép tăng giá chóng mặt thu hút hàng trăm ngàn nhà đầu tư lao vào trong giai đoạn 4/2020 - 10/2021 thì cổ phiếu ngành thép từng giảm giá cực mạnh trong giai đoạn 2018 - 4/2020 khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy “sợ”.

Giai đoạn 2018 - 4/2020, cổ phiếu DTL giảm 89,9%, NKG giảm 86,4%, HSG giảm 83,5%, TLH giảm 78,3%, HPG giảm 59,1%.

Kể từ khi lập đỉnh vào tháng 10/2021, cổ phiếu ngành thép đã giảm giá tương đối mạnh như POM giảm 29,3%, HSG giảm 26,9%, NKG giảm 25,7%, SMC giảm 24,9%, TIS giảm 21,7%, TLH giảm 20,8%, TVN giảm 18,2%, HPG giảm 17,8%.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 13:56

(CL&CS)- Ngày 24/4, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT, đơn vị trực thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.

Ông Vũ Văn Diện được bầu làm chủ tịch Hội đồng Công nhận nhiệm kỳ 2024-2029

Ông Vũ Văn Diện được bầu làm chủ tịch Hội đồng Công nhận nhiệm kỳ 2024-2029

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:04

(CL&CS)- Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lế công bố Quyết định về danh sách thành viên Hội đồng công nhận nhiệm kỳ 2024-2029.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 10:52

(CL&CS)- Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), ngày 16/4/2024 Đảng ủy Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại"