Thứ hai, 23/09/2024, 09:38 AM

TCVN 13275:2020 về định dạng vật mang dữ liệu trong truy xuất nguồn gốc

(CL&CS) - TCVN 13275:2020 nêu rõ, vật mang dữ liệu bao gồm công nghệ để nhận dạng sản phẩm, thu thập thông tin, phân tích, lưu trữ và truyền dữ liệu cũng như tích hợp vào hệ thống tổng thể. Các hệ thống này bao gồm phần cứng như thiết bị đo/ cảm biến, thẻ nhận dạng và nhãn, với phần mềm. Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, vật mang dữ liệu có thể chia làm 3 loại: lưu quang học, lưu từ tính và lưu điện tử.

5

Đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc, khuyến nghị sử dụng các mã vạch một chiều, mã vạch hai chiều, mã ma trận và chip RFID. Ảnh minh họa.

TCVN 13275:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/GS1 Mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Theo TCVN 13275:2020, vật mang dữ liệu bao gồm công nghệ để nhận dạng sản phẩm, thu thập thông tin, phân tích, lưu trữ và truyền dữ liệu cũng như tích hợp vào hệ thống tổng thể. Các hệ thống này bao gồm phần cứng như thiết bị đo/ cảm biến, thẻ nhận dạng và nhãn, với phần mềm. Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, vật mang dữ liệu có thể chia làm 3 loại: lưu quang học, lưu từ tính và lưu điện tử.

Trong hoạt động truy xuất nguồn gốc, khuyến nghị sử dụng các mã vạch một chiều, mã vạch hai chiều, mã ma trận và chip RFID.

TCVN 13275:2020 quy định về định dạng vật mang dữ liệu để mã hóa các mã truy vết được sử dụng trên các dạng bao gói và hộp/vật đựng đặc thù của sản phẩm, hàng hóa trong chuỗi truy xuất nguồn gốc. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để mã hóa các mã truy vết không theo chuẩn GS1.

Tiêu chuẩn này đồng thời cũng nêu rõ về vị trí đặt vật mang dữ liệu. Cụ thể, vị trí đặt vật mang dữ liệu được khuyến nghị là cung phần tư phía dưới bên phải mặt sau, tôn trọng khoảng trống thích hợp quanh vật mang dữ liệu và quy tắc về rìa.

Đối với vật mang dữ liệu sử dụng mã vạch không được gần hơn 8 mm (0,3 inch) hoặc xa hơn 100 mm (4 inch) so với rìa gần nhất của bao gói/ hộp/ vật đựng. Phải tránh đặt mã vạch quá gần rìa sản phẩm.

Có thể chấp nhận vị trí đặt vật mang dữ liệu vào đáy sản phẩm trừ các sản phẩm lớn, cồng kềnh. Ưu tiên vị trí đặt vật mang dữ liệu vào phía (mặt) sau sản phẩm.

Ngoài ra, đối với vật mang dữ liệu phụ, nếu đơn vị đã có sẵn vật mang dữ liệu, phải đặt tất cả vật mang dữ liệu phụ sao cho không che khuất vật mang dữ liệu chính. Trong trường hợp này, vị trí khuyến nghị đặt vật mang dữ liệu phụ là cùng mặt với vật mang dữ liệu chính sao cho vẫn duy trì được vị trí nhất quán theo chiều ngang. Phải đảm bảo khoảng trống cho cả hai mã vạch

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

ISO 10218 phiên bản mới về an toàn đối với robot công nghiệp

ISO 10218 phiên bản mới về an toàn đối với robot công nghiệp

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 08:01

(CL&CS) - Việc sửa đổi, cập nhật những thông tin mới nhất về tiêu chuẩn ISO 10218 – Yêu cầu an toàn cho rô bốt (robot) công nghiệp là điều thiết yếu, nhất là khi công nghệ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ lĩnh vực trong đời sống.

ISO 37301:2021 – Duy trì sự tuân thủ của người lao động trong ngành công nghiệp xây dựng

ISO 37301:2021 – Duy trì sự tuân thủ của người lao động trong ngành công nghiệp xây dựng

sự kiện🞄Thứ hai, 10/03/2025, 13:53

(CL&CS) - Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 37301:2021 cung cấp hướng dẫn và yêu cầu để thiết lập, phát triển và cải tiến liên tục hệ thống quản lý tuân thủ đối với người lao động trong lĩnh vực xây dựng.

Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm

Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm

sự kiện🞄Thứ sáu, 07/03/2025, 10:03

(CL&CS) - ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn áp dụng đối với tất cả tổ chức thực hiện việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn, không phụ thuộc vào số lượng nhân viên hay phạm vi, lĩnh vực hoạt động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn.