Thứ ba, 21/05/2024, 09:15 AM

Tăng năng suất nhờ sản xuất thông minh

(CL&CS) - Tự động hóa và nâng cao tự động hóa trong các quy trình sản xuất, tạo ra hệ thống sản xuất thông minh và hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa nguồn lực một cách tối đa.

Ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất thông minh. Ảnh minh hoạ.

Ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất thông minh. Ảnh minh hoạ.

Hiện nay, chuyển đổi số thúc đẩy các nhà máy sản xuất chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh, cho phép thực hiện các giao tiếp từ máy tới máy (M2M) dựa trên nền tảng Internet vạn vật (IoT) nhằm mục tiêu tăng khả năng tự động hóa, cải thiện hoạt động kết nối, giao tiếp và giám sát quá trình sản xuất trong nhà máy. Các chuyên gia đánh giá, sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất; phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt đáp ứng yêu cầu khách hàng…Vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ, phát triển nhà máy thông minh. Chẳng hạn, tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, sản xuất thông minh giúp Rạng Đông giảm chi phí sản xuất trong điều kiện giá vật tư, lãi vay tăng. Năng suất lao động đã tăng 30% với sản phẩm LED và tăng 37% với sản phẩm phích.

Tại nhiều doanh nghiệp khác, việc robot hóa, ứng dụng công nghệ học máy (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo (AI), IoT… cũng đã được đầu tư thực hiện; đồng thời còn tập trung phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo, mang lại giá trị gia tăng cao.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vì thế, việc phát triển các nhà máy thông minh, sản xuất thông minh cần được các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chú trọng hơn, không chỉ là việc nâng cao nhận thức mà phải có những bước chuẩn bị lâu dài. Các doanh nghiệp cần có thêm ưu đãi về lãi vay, tài chính khi đầu tư vào sản xuất thông minh; chiến lược đào tạo nhân lực cũng cần cụ thể hoá bằng chương trình học tập phù hợp, đáp ứng những yêu cầu của công nghệ cao... Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục cải thiện cơ chế chính sách, xây dựng cơ chế thử nghiệm phù hợp với các loại hình công nghệ mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ứng dụng và triển khai…

Thực hiện được những mục tiêu này có thể là thách thức của không ít doanh nghiệp tiềm lực còn hạn chế nhưng khi đã thực hiện được thì sẽ mở ra những cơ hội phát triển mới và bền vững hơn.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 08:24

(CL&CS) - Vừa qua, đồng chí Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác của Sở đã đến kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Gia Lai: Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản

Gia Lai: Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản

sự kiện🞄Thứ ba, 18/06/2024, 15:37

(CL&CS) - Mã số vùng trồng là công cụ quan trọng trong việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng đã được nhiều địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn Gia Lai tích cực áp dụng. Các sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chanh leo, chuối… đều đã được cấp mã số khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế.

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 14:09

(CL&CS) - Để tăng giá trị kinh tế và bảo tồn loài cây sâm cau, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) đã tìm cách nuôi cấy mô để duy trì nguồn dược liệu sâm cau quý này.