Thứ năm, 29/04/2021, 13:35 PM

Tăng cường siết chặt phí bảo trì chung cư theo pháp luật về nhà ở

(CL&CS) - Nghị định 30/2021/NĐ-CP bỏ quy định người mua, thuê mua nộp trực tiếp kinh phí bảo trì cho chủ đầu tư, thay vào đó là nộp vào tài khoản thanh toán (tài khoản đóng) do chủ đầu tư lập và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đồng thời quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư và người mua, thuê mua nhà ở đối với việc nộp kinh phí bảo trì.

Quy định về bàn giao kinh phí bảo trì chung cư

Cụ thể, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Theo đó, Nghị định có nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, đặc biệt trong đó sẽ siết chặt việc quản lý phí bảo trì nhà chung cư.

Điều mới quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư và người mua, thuê mua nhà ở đối với việc nộp kinh phí bảo trì (hình minh họa)

Điều mới quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư và người mua, thuê mua nhà ở đối với việc nộp kinh phí bảo trì (hình minh họa)

Một trong những nội dung được sửa đổi quan trọng của Nghị định 30/2021/NĐ-CP là quy định về bàn giao kinh phí bảo trì chung cư. Theo đó, quy định chủ đầu tư phải mở một tài khoản để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư là tài khoản thanh toán (tài khoản đóng) và chủ đầu tư không được phép sử dụng tài khoản này để khắc phục việc chủ đầu tư tự ý sử dụng kinh phí này trong thời gian chưa bàn giao cho Ban quản trị nhà chung cư.

Nghị định bổ sung quy định, nếu trong thời gian chưa bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư mà chủ đầu tư phải thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì chủ đầu tư tự bỏ kinh phí trước để bảo trì, sau đó sẽ được khấu trừ số tiền đã thực hiện bảo trì khi bàn giao kinh phí bảo trì sang cho Ban quản trị nhà chung cư, nhưng phải có giấy tờ chứng minh việc bảo trì này theo quy định.

Về xử lý tài sản của chủ đầu tư để thu hồi kinh phí bảo trì bàn giao cho Ban quản trị, Nghị định 30 đã sửa đổi, bổ sung Điều 37, Nghị định 99 theo hướng quy định rõ biện pháp xử lý tài sản của chủ đầu tư trong các trường hợp: Tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì còn kinh phí nhưng chủ đầu tư không bàn giao thì UBND cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế, yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển giao kinh phí này sang tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập; Trường hợp tài khoản tiền gửi nêu trên không còn đủ tiền hoặc không còn tiền thì UBND cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản kinh doanh của chủ đầu tư sang tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập theo đúng số kinh phí bảo trì nhà chung cư phải bàn giao.

Kịp thời, phù hợp với thực tiễn

Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở là rất kịp thời, phù hợp với thực tiễn, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ giúp các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về nhà ở.

Nghị định 30 cũng bổ sung, sửa đổi điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước. Cụ thể, theo quy định cũ tại khoản 2, Điều 63, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, một trong các điều kiện người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước phải đáp ứng đó là: “Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở”.

Đáng chú ý, Nghị định 30 cũng bổ sung căn cứ xác định giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước. Theo đó, giá bán nhà ở cũ áp dụng cho các trường hợp được bố trí sử dụng trước ngày 05/7/1994 (kể cả nhà ở thuộc diện xác lập sở hữu toàn dân) được tính bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

TCVN 5603:2023 góp phần tăng uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người dùng

TCVN 5603:2023 góp phần tăng uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người dùng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - So với phiên bản cũ năm 2008, TCVN 5603:2023 đã có những thay đổi nhất định nhằm góp phần nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Loạt tiêu chuẩn hỗ trợ việc kiểm soát chất lượng đối với bê tông in 3D, vật liệu xi măng

Loạt tiêu chuẩn hỗ trợ việc kiểm soát chất lượng đối với bê tông in 3D, vật liệu xi măng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:27

(CL&CS) - Ủy ban công nghệ sản xuất bồi đắp của ASTM International (F42) đang phát triển bộ tiêu chuẩn đề xuất sử dụng để đảm bảo và kiểm soát chất lượng vật liệu, thành phần sử dụng xây dựng phụ gia bằng vật liệu xi măng.

Vai trò quan trọng của Tiêu chuẩn Quốc tế trong phòng chống tham nhũng

Vai trò quan trọng của Tiêu chuẩn Quốc tế trong phòng chống tham nhũng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Chúng ta đang sống trong thời kỳ đầy thử thách đòi hỏi cam kết thực sự về tính minh bạch và hiệu quả. Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến hệ thống chính trị và xã hội của chúng ta, cản trở đáng kể sự phát triển, đặc biệt ở các nước nghèo nhất và thu nhập trung bình, nơi dễ bị tổn thương trước hiện tượng này. ISO và các thành viên mong muốn Tiêu chuẩn quốc tế giúp giải quyết những thách thức lớn này của thế giới.