Sợ mất thời gian, Long An chỉ định đầu tư ở KCN Nam Tân Tập: Bộ Xây dựng yêu cầu theo pháp luật

(CL&CS) - Sợ mất thời gian nên tỉnh Long An không lập Hội đồng xét chọn mà chỉ định liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghệp Sài Gòn-Hải Phòng lập thủ tục đầu tư dự án KCN Nam Tân Tập. Bộ Xây dựng yêu cầu Long An phải theo luật.

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Nam Tân Tập diện tích 244,74ha thuộc xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 4.800 tỷ đồng.

Đề xuất hai phương án

Nhóm nhà đầu tư (trong đó có Công ty CP An Kiến Phát) đã được UBND tỉnh Long An trao quyết định thỏa thuận địa điểm để đầu tư, phát triển dự án KCN Nam Tân Tập tại văn bản số 2714/QĐ-UBND ngày 13/8/2014.

Công văn số 695/TB-UBND của UBND tỉnh Long An cho biết hiện trạng, KCN Nam Tân Tập tồn tại một số dự án sản xuất công nghiệp hiện hữu, diện tích khu công nghiệp còn lại khoảng 160ha và An Kiến Phát đang tài trợ kinh phí để điều chỉnh quy hoạch xây dựng 1/2000 làm cơ sở để thực hiện các thủ tục tiếp theo của dự án.

tan tap 1

Tỉnh Long An cho hay Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An tiếp nhận văn bản xin chủ trương của 5 nhà đầu tư gồm: Công ty CP Đầu tư An Kiến Phát; Liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng; Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn; Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc; Liên danh Công ty CP Đầu tư An Kiến Phát và Công ty TNHH Hải Sơn.

Theo thông báo kết luận của Hội đồng đầu tư tỉnh Long An tại cuộc họp ngày 24/11/2020 thì giao cho Ban Quản lý khu kinh tế phải xây dựng tiêu chí phù hợp; thành lập Hội đồng xét chọn nhà đầu tư theo quy định. Tuy nhiên, Ban Quản lý khu kinh tế việc chọn nhà đầu tư theo phương án này sẽ kéo dài mất nhiều thời gian.

Quản lý khu kinh tế đề xuất 2 phương án:

Thứ nhất, tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các sở ngành và thành lập Hội đồng xét chọn nhà đầu tư để chọn chủ đầu tư.

Thứ hai, do lãnh đạo tỉnh có khảo sát thực tế và xem xét năng lực của các nhà đầu tư dự định đầu tư vào tỉnh Long An, qua xem xét các hồ sơ năng lực của các công ty nêu trên, đề xuất chọn liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng để tiến hành lập thủ tục đầu tư dự án này.

Đồng thời, đề xuất chọn phương án chỉ định nhà đầu tư là Liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng.

Bộ Xây dựng "bác" mong muốn chỉ định đầu tư

Công văn số 695/TB-UBND của UBND tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã có kết luận chỉ đạo vụ việc. Theo đó, việc xét chọn nhà đầu tư theo phương án lập Hội đồng sẽ mất nhiều thời gian, làm chậm trễ trong việc triển khai các dự án, mất cơ hội đầu tư phát triển của tỉnh và trên cơ sở ý kiến thống nhất của các sở ngành, thống nhất phương án chọn Liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng để tiến hành lập thủ tục đầu tư dự án này.

Sợ mất thời gian, Long An chỉ định đầu tư ở KCN Nam Tân Tập.

Sợ mất thời gian, Long An chỉ định đầu tư ở KCN Nam Tân Tập.

Lý giải về việc chỉ định nhà đầu tư thay vì đấu thầu theo quy định tại dự án KCN Nam Tân Tập, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An cho rằng, đối với dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu và Nghị định 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong công văn số 112/BXD-HĐXD về việc cho ý kiến thẩm định quyết định chủ trương đầu tư của dự án Khu công nghiệp Nam Tân Tập, Bộ Xây dựng khẳng định: “Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, đấu thầu và các quy định hiện hành khác của pháp luật”.

Bộ Xây dựng khẳng định: “Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, đấu thầu và các quy định hiện hành khác của pháp luật”.

Bộ Xây dựng khẳng định: “Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, đấu thầu và các quy định hiện hành khác của pháp luật”.

Cổ phiếu nhà đầu tư nhiều năm dưới mệnh giá

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) là cái tên nổi bật trong liên danh được thành lập năm 2002 với ngành nghề chính là viễn thông. SGT chỉ chuyển hướng sang bất động sản khu công nghiệp trong vài năm gần đây.

SGT là cổ phiếu nổi tiếng vì có thời gian dài giao dịch dưới mệnh giá. Thậm chí, suốt năm 2020 khi mà VN-Index liên tục tăng mạnh và lập các kỷ lục mới, SGT vẫn giao dịch ở mức rất thấp. Phải tới 15/1/2021, SGT mới vượt qua 10.000 đồng/cổ phiếu. Thậm chí, SGT còn rơi xuống “đáy” 3.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/3/2020.

Cổ phiếu SGT xuống

Cổ phiếu SGT xuống "đáy" 3.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/3/2020.

Xét về thời gian, SGT có gần 5 năm liên tiếp giao dịch dưới mệnh giá.

SGT không nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư khi mà lập “đáy” lợi nhuận trong khoảng thời gian 5 năm gần đây (2017-2020). Trong giai đoạn này, năm 2017, lợi nhuận tại SGT tăng mạnh từ 51 tỷ đồng lên 111 tỷ đồng rồi tiếp tục tăng lên 118 tỷ đồng năm 2018.

Nhưng tới 2019, lợi nhuận sau thuế “bốc hơi” mạnh, chỉ còn 11,2 tỷ đồng . Tới 2020, lợi nhuận tăng nhẹ lên 12,7 tỷ đồng nhưng vẫn ở mức rất thấp so với năm 2016.

Tới quý 1/2021, lợi nhuận sau thuế SGT tăng mạnh từ 3,3 tỷ đồng lên 11,8 tỷ đồng. Nhưng phần lợi nhuận này chủ yếu đến từ hoạt động tài chính khi doanh thu tài chính tăng từ 229 triệu đồng lên 2,8 tỷ đồng. Hoạt động chính thì đi lùi vì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 89 tỷ đồng xuống 81 tỷ đồng.

Ngoài ra, SGT còn đang trong tình trạng âm nặng dòng tiền và nợ cao vượt trội so với vốn.

Tại thời điểm cuối quý 1/2021, nợ phải trả tại SGT lên đến 2.765 tỷ đồng, tăng 1.107 tỷ đồng, tương đương 66,8% so với hồi đầu năm và cao gấp 2,8 lần so với vốn chủ sở hữu.

Cùng với đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại SGT là âm 72,2 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là âm 1.658 tỷ đồng.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 ấn tượng, cổ phiếu FRT lập đỉnh lịch sử

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 ấn tượng, cổ phiếu FRT lập đỉnh lịch sử

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 22:05

(CL&CS) - Quý 1/2024 đã đánh dấu mốc lợi nhuận trước thuế dương trở lại trên báo cáo tài chính hợp nhất. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.