Thứ sáu, 25/11/2022, 12:24 PM

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế và đòi hỏi tất yếu

(CL&CS) - Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế tất yếu và đòi hỏi ngày càng nhiều tại các quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, số các quốc gia tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng gia tăng; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng mở rộng và đặc biệt sự quan tâm của người tiêu dùng về một sản phẩm thực phẩm an toàn ngày càng nhiều, thì nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta là cần thiết.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Theo Liên đoàn các Phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) thì “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, của hệ sinh thái và con người. Nó dựa chủ yếu vào các tiến trình sinh thái, sự đa dạng sinh học và các chu trình thích nghi với điều kiện địa phương hơn là sử dụng các yếu tố đầu vào mang theo những ảnh hưởng bất lợi. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp phương pháp canh tác truyền thống với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích cho môi trường chung, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các thành phần tham gia vào nông nghiệp hữu cơ”.

Theo thống kê mới nhất do Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ (FiBL) và IFOAM xuất bản vào đầu năm 2021, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã xuất hiện trên 187 quốc gia/vùng lãnh thổ, tổng diện tích đất dành cho nông nghiệp hữu cơ khoảng 72,3 triệu héc ta (chiếm 1,5% diện tích đất nông nghiệp) bao gồm cả các khu vực đang trong quá trình chuyển đổi. Quy mô thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được tính bằng tổng giá trị trao đổi thương mại vào khoảng 106 tỉ Euro. Tổng số có ít nhất 3,1 triệu đơn vị liên quan đến sản xuất hữu cơ vào năm 2019. Hiện nay, 108 quốc gia trên thế giới đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy định về nông nghiệp hữu cơ. Theo khảo sát của IFOAM về thực hiện các quy định hữu cơ, 72 quốc gia đã thực hiện đầy đủ các quy định hữu cơ vào năm 2020. Hàng chục quốc gia đã có các quy định nhưng chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều quốc gia đang soạn thảo quy định.

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Quản lí các tài nguyên (đất, nước, không khí) theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn; Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh; Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ; Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.  Sản phẩm hữu cơ cần được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng về nông nghiệp hữu cơ.

Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Việt Nam cũng đã công bố những tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 11041) về nông nghiệp hữu cơ. Nhiều cơ sở đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041, tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản, tiêu chuẩn của IFOAM,...

Nhà nước ta rất quan tâm và khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngày 23 tháng 6 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2030”, nhằm ngành hướng ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền và địa phương; phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ. Một trong những mục tiêu cụ thể là đến năm 2030: Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2,5 - 3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 -1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ./.

Trần Phong

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.