Thứ năm, 21/11/2024, 10:51 AM

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số

(CL&CS) - Hiện nay, việc ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20-11-2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Kinh tế số

Kế hoạch đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm:

Thứ nhất, phát triển kinh tế số ICT: Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số. Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.

Thứ hai, phát triển dữ liệu số: Đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu; thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu và phát triển các ứng dụng số...

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: Chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.

Ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.

Nhiệm vụ thứ 4 là quản trị số: Triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác; hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.

Cát Tường

Bình luận

Nổi bật

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:01

(CL&CS) - Mục tiêu của Việt Nam không chỉ là phát triển công nghệ mà còn là làm chủ và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới trong các lĩnh vực chiến lược, từ đó tạo sự bứt phá về kinh tế, cải cách toàn diện các ngành nghề và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đổi mới sáng tạo: Chìa khóa dẫn tới thành công bền vững

Đổi mới sáng tạo: Chìa khóa dẫn tới thành công bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:53

(CL&CS)- Đổi mới sáng tạo không chỉ giúp tổ chức thích nghi với thị trường mà còn tạo ra sự bứt phá, mở ra những cơ hội phát triển bền vững.

Thúc đẩy chuyển đổi số của Đông Nam Á: Tăng cường sự tích hợp sâu rộng giữa AIoT và viễn thông

Thúc đẩy chuyển đổi số của Đông Nam Á: Tăng cường sự tích hợp sâu rộng giữa AIoT và viễn thông

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:48

(CL&CS) - Khi việc áp dụng AIoT ngày càng phát triển và cơ sở hạ tầng internet không ngừng cải tiến, Đông Nam Á đang nhanh chóng nổi lên như một trung tâm đổi mới thông minh. Ngành Viễn thông, với khả năng kết nối liền mạch và dữ liệu thời gian thực, hiện là động lực thúc đẩy những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực nhà thông minh, thành phố thông minh và internet công nghiệp.