Thứ sáu, 24/03/2023, 20:36 PM

Phát huy tiềm lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong xây dựng đất nước

(CL&CS)- Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước” là một hoạt động cụ thể, thiết thực hướng về ngày kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Chiều 23/3 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước”.

dung

Tiến sĩ Khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết: Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia, mỗi một dân tộc.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Mai Phan Dũng đánh giá: Trong lực lượng trí thức Việt Nam, bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài là một cấu thành quan trọng, một nguồn lực dồi dào đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Nhận thức được vai trò quan trọng của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trí thức kiều bào nói riêng, trong đó, gần đây nhất là Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.Đoàn chủ tịch điều hành hội thảo

Hội thảo nhằm tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN. Đây cũng là một dịp để ôn lại, đánh giá công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) trong và ngoài nước xây dựng và phát triển đất nước nói chung và Liên hiệp Hội Việt Nam nói riêng; góp phầ.n xây xựng Liên hiệp Hội Việt Nam trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Empty

Đoàn chủ tịch điều hành hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu trình bày nhiều tham luận, trong đó, báo cáo "Liên hiệp Hội Việt Nam - hành trình 40 năm tập hợp, đoàn kết và phát huy trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" do Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Ngọc Linh trình bày cho biết: Trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam đã trở thành tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, đại diện cho đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của trí thức người Việt Nam trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trải dài trên các lĩnh vực như: phổ biến kiến thức, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tôn vinh trí thức, tổ chức các giải thưởng sáng tạo khoa học và kỹ thuật, tư vấn, phản biện và giám định xã hội… Trong tất cả các hoạt động đó, luôn có sự tham gia, đóng góp trí tuệ và tâm sức của một bộ phận không nhỏ trí thức NVNONN.

Liên hiệp Hội Việt Nam ở Trung ương hiện có hơn 600 tổ chức KH&CN trực thuộc, các tổ chức này được cho phép thành lập theo Luật KH&CN, Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Luật, Bộ KH&CN ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan để hướng dẫn thành lập, quản lý các tổ chức KH&CN. Liên hiệp Hội Việt Nam ban hành các quyết định để quản lý các tổ chức này. Nhân lực làm việc trong các tổ chức là các chuyên gia, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đồng thời các tổ chức KH&CN này đã thu hút nhiều trí thức trẻ được đào tạo ở trong nước và nước ngoài, những năm gần đây có nhiều trí thức được đào tạo từ các nước tiên tiến phát triển như Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Canada, Australia, các nước Châu âu như Anh, Pháp, Italy, Đức, Hà Lan và các nước Liên xô trước đây nay là Nga, và các nước ở Đông âu, một số nước như Singapore, Malaysia, đã tham gia sáng lập các tổ chức trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.

Empty

Toàn cảnh hội thảo

Tham luận: “MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia vận động, phát huy vai trò nhà khoa học, trí thức kiều bào hướng về xây dựng quê hương, phát triển đất nước” do ông Từ Thành Huế, Trưởng Ban Đối ngoại – Kiều bào, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày nêu rõ: Trong những năm vừa qua, cộng đồng NVNONN nói chung, chuyên gia, trí thức kiều bào nói riêng đã có những đóng góp quan trọng, giúp chuyển giao những kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào Việt Nam, đào tạo đội ngũ cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam. Họ đồng thời là cầu nối giúp tiếp xúc, vận động, kêu gọi và thu hút các nhà khoa học quốc tế có uy tín về Việt Nam tham dự các Hội nghị, hội thảo, tạo cơ hội gặp gỡ giao lưu, hợp tác với giới khoa học Việt Nam. Đội ngũ trí thức kiều bào cũng đã kêu gọi các nguồn lực quốc tế như chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khoa học quốc tế, doanh nghiệp ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam phát triển KH&CN.

Số chuyên gia, trí thức kiều bào tham gia hoạt động KH&CN ở Việt Nam duy trì ở mức khoảng 300 lượt người/năm (chưa bao gồm số vào Việt Nam dự hội nghị, hội thảo và các đoàn trao đổi ngắn hạn). Trí thức kiều bào ngày càng tham gia một cách trực tiếp và sâu rộng vào các quá trình hợp tác, cùng đồng hành tích cực với Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đi vào những vấn đề "nóng", phù hợp với xu thế chung của thế giới và nhu cầu của Việt Nam như khởi nghiệp sáng tạo, các vấn đề về cách mạng công nghiệp 4.0.... Hiện, có nhiều chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài đang cộng tác, cố vấn, tư vấn cho các bộ, ngành, địa phương; trong đó có 4 chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài được lựa chọn tham gia tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ và đã có những đóng góp ý nghĩa như đưa ra các khuyến nghị về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, động lực tăng trưởng, tăng vốn đầu tư khu vực Nhà nước, khai thác tài nguyên... Hiện nay, tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã hình thành các mạng lưới, các câu lạc bộ trí thức, chuyên gia người Việt Nam, có kết nối hết sức chặt chẽ với các cơ sở khoa học công nghệ trong nước, đem lại những đóng góp đáng kể cho đất nước.

Trong khi đó, Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế khoa học và công nghệ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Việt Hùng, cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai cơ chế, chính sách về thu hút, tuyển chọn, trọng dụng trí thức. Các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu, xây dựng một cơ chế chung áp dụng trong việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi các thông tin, ý kiến đóng góp và tư vấn của đội ngũ chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Kỳ lạ khu đất nằm 'cửa ngõ' Thủ đô Hà Nội nhưng người dân phải 'xuống tiền' để mua điện và nước

Kỳ lạ khu đất nằm 'cửa ngõ' Thủ đô Hà Nội nhưng người dân phải 'xuống tiền' để mua điện và nước

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 23:06

Đây là tình trạng xảy ra trong vòng 4 năm qua, người dân vẫn đang khổ sở phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua điện và nước.

Aeon Mall Biên Hòa gặp khó, chính quyền phản ứng ra sao?

Aeon Mall Biên Hòa gặp khó, chính quyền phản ứng ra sao?

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 21:42

Theo quy hoạch, dự án Aeon Mall Biên Hòa được phân kỳ thành 2 giai đoạn đầu tư.

Luật Đất đai 2024 được áp dụng, có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng?

Luật Đất đai 2024 được áp dụng, có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng?

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 21:42

Sau khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, không ít người dân thắc mắc liệu có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng hay không, đặc biệt khi Bộ TN&MT đề xuất mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.