Ông Trịnh Văn Quyết thổi giá và bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC như thế nào?

(CL&CS) - Trước khi thực hiện bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC, ông Trịnh Văn Quyết thổi giá cổ phiếu FLC tăng 64% trong thời gian ngắn để thu lợi bất chính 530 tỷ đồng.

Cổ phiếu họ FLC tiếp tục giảm sàn thiếu vắng người mua sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt.

Cổ phiếu họ FLC tiếp tục giảm sàn thiếu vắng người mua sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt.

Trong khoảng thời gian 1/12/2021 - 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC và bà Bùi Hải Huyền, Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC đã chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên CTCP Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thông đồng mua, bán chứng khoán với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.

Các tài khoản nêu trên đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, đặt mua chiếm 12% tổng khối lượng đặt mua và khớp mua 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường; đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng đặt bán và khớp bán chiếm 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường.

Tại các phiên tăng giá, các tài khoản trên đặt mua với tổng khối lượng 77% tổng khối lượng đặt mua của nhóm. Tại các phiên giảm giá, nhóm đặt bán với tổng khối lượng 94% tổng khối lượng đặt bán của nhóm. Mục đích đẩy giá cổ phiếu FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu vào ngày 1/12 lên giá 24.050 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 64%.

Sau đó, ông Trịnh Văn Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá bình quân 22.586 đồng/cổ phiếu thu về 1.689 tỷ đồng nhưng không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật. Hành động của ông Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính 530 tỷ đồng.

Ngày 11/1, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ra thông báo hủy bỏ giao dịch bán cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết. Đến 12/1/2022, những nhà đầu tư mua đối ứng 74,8 triệu cổ phiếu FLC từ ông Trịnh Văn Quyết được hủy bỏ và được hoàn tiền. Cùng lúc đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết.

Sáng 18/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong 5 tháng đối với ông Trịnh Văn Quyết.

Lần bán chui vừa qua không phải là lần đầu tiên của ông Trịnh Văn Quyết. Tháng 11/2017, ông Trịnh Văn Quyết bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt 65 triệu đồng vì bán chui 57 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 10% vốn điều lệ của Tập đoàn FLC.

Mở cửa sáng 30/3, cổ phiếu họ FLC gồm: FLC, AMD, HAI, ROS, ART, KLF tiếp tục nằm trong hoàn cảnh bán tháo với dư bán tại giá sàn hơn 200 triệu cổ phiếu và khớp lệnh chưa đến 10 triệu cổ phiếu.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

ĐHĐCĐ PAN: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu từ sớm

ĐHĐCĐ PAN: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu từ sớm

sự kiện🞄Thứ năm, 24/04/2025, 13:24

(CL&CS)- Chia sẻ về sự tác động từ thuế quan, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch PAN cho biết, từ năm ngoái nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thuế, công ty đã tìm các thị trường thay thế, đặc biệt là những nơi khó tính như Nhật Bản, Trung Đông.

Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4% dịch vụ lõi trong năm 2025

Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4% dịch vụ lõi trong năm 2025

sự kiện🞄Thứ tư, 23/04/2025, 14:37

(CL&CS) - Năm 2025, Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) đặt mục tiêu doanh thu 21.028 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên 506 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực lõi chuyển phát và logistics đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4%.

Vinamilk khởi động Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm 2025 đúng dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Vinamilk khởi động Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm 2025 đúng dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

sự kiện🞄Thứ ba, 22/04/2025, 15:51

(CL&CS) - Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam của Vinamilk đã khởi động hành trình năm thứ 18 đầy ý nghĩa ngay tại TPHCM, trước thềm cột mốc lịch sử kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. 500.000 hộp sữa tươi được trao đến 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại TPHCM và nhiều địa phương nhân dịp này.