“Ôm” vốn tại PGBank gấp 2,7 lần thông thường, Petrolimex được NHNN cho phạm luật?
(NTD) - Tỷ lệ góp vốn của Petrolimex tại PGBank cao gấp 2,7 lần tỷ lệ cho phép. Điều này dấy lên câu hỏi có hay không Ngân hàng Nhà nước làm ngơ cho Petrolimex phạm luật?
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) có mối duyên ít người biết với PGBank. |
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) là đơn vị “chiếu dưới” trong thị trường ngân hàng Việt Nam với vốn điều lệ chỉ 3.000 tỷ đồng. Sắp tới, PGBank sẽ sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM. Đây là thông tin bất ngờ vì trước đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã chính thức công bố kế hoạch thâu tóm PGBank.
Mối lương duyên với SSI
Với những ai quan tâm tới thị trường ngân hàng, quan hệ PGBank - VietinBank, PGBank - HDBank không còn là bí ẩn. Tuy nhiên, ít người biết đến mối lương duyên giữa PGBank với một ông lớn ngành tài chính khác. Đó là Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI.
Ngày 8/2/2007, PGBank “chào đời”. Tuy nhiên, PGBank không bắt đầu từ con số 0. Thực tế, PGBank chỉ đổi tên từ Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười. Ngân hàng Nông thôn Đồng Tháp Mười thành lập ngày 13/11/1993.
Tới tháng 7/2005, Petrolimex khi đó vẫn có tên Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và SSI tham gia góp vốn vào PGBank, trở thành hai cổ đông lớn với nhiều cam kết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. SSI góp vốn vào PGBank với tư cách cổ đông chiến lược và có một đại diện trong Hội đồng Quản trị.
Phần góp vốn của các bên vào Petrolimex không được tiết lộ nhưng theo báo cáo tài chính năm 2007 - báo cáo đầu tiên của SSI được công bố công khai. Tại thời điểm 31/12/2006, SSI đã chi 21,6 tỷ đồng vào PGBank. Sau đó chỉ 1 năm, số vốn này tăng lên 51,5 tỷ đồng, tương đương gần 10% vốn PGBank. Điều đó đồng nghĩa với việc vốn điều lệ của PGBank đạt 515 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2007.
Sang năm 2008, do PGBank tăng vốn điều lệ, để duy trì tỷ lệ sở hữu gần 10%, SSI rót thêm hơn 50 tỷ đồng để nâng tổng số vốn vào PGBank lên hơn 101 tỷ đồng. Tới năm 2010, khoản đầu tư này tăng gấp đôi lên 201 tỷ đồng.
Năm 2013 là năm đáng nhớ của cặp đôi PGBank - SSI. Mối lương duyên này đi tới đoạn kết khi PGBank không còn được nhắc tới trong báo cáo tài chính của SSI. Tuy nhiên, SSI không giải thích gì cho việc “biến mất” này.
Petrolimex thường xuyên sở hữu trên 40% vốn tại PGBank dù tỷ lệ cho phép chỉ là 15%. |
Vốn tại PGBank cao gấp 2,7 lần tỷ lệ cho phép
Năm 2012, thời điểm trước khi PGBank không còn liên quan tới SSI, Petrolimex sở hữu 41% vốn PGBank, tương đương 1.325 tỷ đồng. Sang năm 2013, phần vốn góp của Petrolimex vào PGBank tăng 16 tỷ đồng lên 1.341 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu lại giảm xuống 40,56%.
Từ đó tới nay, Petrolimex không ngừng rót vốn vào PGBank để duy trì tỷ lệ trên 40%. Tới thời điểm cuối năm 2017, PGBank nhận 1.424 tỷ đồng vốn góp từ Petrolimex. Tỷ lệ vốn góp tương đương 40%.
Doanh nghiệp góp vốn thêm vào công ty con, công ty liên doanh liên kết là chuyện bình thường. Tuy nhiên, cần phải biết kể từ cuối năm 2011, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực quy định vốn của doanh nghiệp vào một ngân hàng không được vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng đó.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 5 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây: a) Sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 149 của luật này để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; b) Sở hữu cổ phần Nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa; c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của luật này.
Có thể thấy, ngay từ khi ra đời, PGBank đã là công ty cổ phần nên đây không phải tổ chức tín dụng cổ phần hóa. Trong mối liên kết giữa Petrolimex và PGBank không có yếu tố nhà đầu tư nước ngoài nên trường hợp của PGBank sẽ không phải là phần b hay c trong khoản 2 Điều 5 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Còn nếu PGBank rơi vào trường hợp a để có thể giúp Petrolimex thoải mái nắm giữ vốn cao hơn 15% như quy định mới thì PGBank phải là “tổ chức tín dụng gặp khó khăn”. Nhưng theo báo cáo tài chính PGBank năm 2011, lợi nhuận sau thuế của PGBank năm 2011 đạt tới 446 tỷ đồng, tăng 227 tỷ đồng, tương ứng 104% so với năm 2010.
Trong năm 2011, PGBank đạt tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 17,3%. Các chỉ số quan trọng như tăng trưởng tín dụng, huy động vốn đều khá tốt. Tiền gửi khách hàng tăng từ 10.704 tỷ đồng lên 10.925 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng từ 10.781 tỷ đồng lên 11.928 tỷ đồng.
Các số liệu này không nói lên PGBank là một ngân hàng yếu kém tại thời điểm cuối năm 2011. Vì vậy, không hiểu tại sao Petrolimex “được quyền” duy trì tỷ lệ vốn tại ngân hàng này lên đến hơn 40%. Câu hỏi đặt ra là Petrolimex có phạm luật hay không và vai trò của Ngân hàng Nhà nước ở đâu?
Bảo Linh
Bình luận
Nổi bật
Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.
Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.