Thứ hai, 29/11/2021, 09:29 AM

Những doanh nghiệp phát triển bền vững đã trụ vững trong Covid và thương trường

(CL&CS)- “Chúng ta phải cùng nhau thực hiện những việc dù là nhỏ nhất, thay đổi thói quen ngay từ ban đầu vì sự phát triển bền vững”.

IMG-0833

“Trong đại dịch vừa qua, rất nhiều DN đóng góp quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh ở Việt Nam. Những DN theo đuổi triết lý phát triển bền vững đã đứng vững và đã giúp được cộng đồng, giúp người lao động”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Và như lời chia sẻ của ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) thì đại dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp “ngấm đòn” khủng hoảng. Lúc này, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp mới nhận ra tầm quan trọng của cụm từ “phát triển bền vững”.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

Phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung, không thể đảo ngược. Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững vào tất cả chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững được tổng kết hàng năm để đánh giá những tiêu chí, công việc đã làm được, cũng như các thách thức đặt ra.

Hoàn thành hết 17 mục tiêu phát triển bền vững là thách thức rất lớn với tất cả các quốc gia, kể cả những nước phát triển nhất.

Việt Nam là nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nhưng đã mạnh dạn đưa ra những cam kết rất mạnh mẽ về phát triển bền vững.  

Từ sự khởi xướng về mô hình kinh tế tuần hoàn, nhiều dự án rất cụ thể, các doanh nghiệp (DN) phát triển bền vững đã hình thành nhiều hoạt động quy mô lớn trong xã hội, thậm chí trở thành phong trào.

Trong 2 năm diễn ra đại dịch COVID-19, từng quốc gia, từng cộng đồng, từng DN đã rút ra rất nhiều bài học.

VCSF 2021 vinh danh các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững. Trong top 10, 55% là DN Việt và 45 %là DN nước ngoài

VCSF 2021 vinh danh các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững. Trong top 10, 55% là DN Việt và 45 %là DN nước ngoài

Đại dịch COVID-19 giống như một phép thử khắc nghiệt cho “sức khỏe”, cho “bản lĩnh” của doanh nghiệp. Khi nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh đột ngột, thị trường xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, thị trường và chuỗi cung ứng lao động bị đứt gãy, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh và đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh, quản trị phù hợp, gắn những vấn đề ngắn hạn cấp bách với chiến lược trong trung và dài hạn.

Những doanh nghiệp không kịp thích ứng với những thách thức này thì ngay lập tức sản xuất, kinh doanh sẽ bị đình trệ, doanh thu sụt giảm và đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể. 

Những doanh nghiệp mạnh mẽ, bền bỉ, kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển bền vững trong nhiều năm qua đã tự tạo ra được “kháng thể” trước đại dịch, duy trì ổn định hoạt động và tăng trưởng trong kinh doanh, thậm chí bứt tốc phát triển, đồng thời còn có đóng góp lớn về cả tài lực và vật lực cho Nhà nước, cho xã hội trong việc chung tay phòng, chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh.

Khảo sát của VBCSD cho thấy trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cho thấy có tới 81% doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết ngành, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng ngay cả khi xảy ra những cuộc “khủng hoảng” tương tự như COVID-19 trong tương lai.

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển bền vững cũng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, áp dụng triệt để chuyển đổi số, kinh tế số... nhằm thay đổi phương thức kinh doanh, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường, hình thức kinh doanh truyền thống.

Theo đuổi hiến lược phát triển bền vững như là liều vắc-xin hiệu quả của doanh nghiệp.

Những DN đã sớm lựa chọn phát triển bền vững trong chiến lược phát triển và áp dụng mô hình quản trị, kinh doanh bền vững đã thể hiện khả năng chống chịu, thích ứng và cạnh tranh tốt trước những thách thức toàn cầu.

Chúng ta cũng không thể quên rằng trong tương lai có thể xuất hiện nhiều đại dịch khác, thậm chí xảy ra cùng lúc với nhiều yếu tố an ninh phi truyền thống, thiên tai do biến đổi khí hậu. 

Vì vậy “cộng đồng doanh nghiệp cần cùng nhau xây dựng cồng DN vì sự phát triển bền vững. “Đừng coi đây chỉ là ‘sân chơi’ của các DN lớn, mà là của tất cả các DN và tất cả mọi người”, Phó Thủ tướng nói.

Ông Phạm Quang Vinh khuyến nghị cần thay đổi tư duy kinh doanh, thấy phát triển bền vững là đường tất yếu và duy nhất giúp DN trụ vững trên thường trường toàn cầu.

Doanh nghiệp nên khẩn trương nghiên cứu, áp dụng và lan tỏa Bộ Chỉ số CSI trong quản trị DN. Thiếp lập hệ thống liên kết mạng lưới các DN bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh. Xây dựng bộ chỉ số CSI cho từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Những điểm cốt lõi giúp Việt Nam và cộng đồng DN phát triển bền vững trong bối cảnh chung sống với đại dịch, đó là cần xác định phát triển bền vững là văn hóa, là giải pháp phục hồi và phát triển, tạo nên kháng thể trước các biến cố và  duy trì ổn định hoạt động và tăng trưởng trong kinh doanh. 

Ba trụ cột tăng trưởng bền vững của DN bao gồm "Chuyển đổi số", "Đổi mới - Định hướng người tiêu dùng" và "Phát triển bền vững". Trong đó, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của chuyển đổi số là tư tưởng lãnh đạo và lộ trình phát triển công nghệ rõ ràng kết hợp với việc nâng cao năng lực của nhân viên để thích ứng với sự chuyển đổi của DN.

 Kinh doanh bền vững sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, ông Phạm Quang Vinh phát biểu.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Bất động sản Hà Nội bước vào thời kỳ 'uptrend', thêm trợ lực giúp thị trường khởi sắc

Bất động sản Hà Nội bước vào thời kỳ 'uptrend', thêm trợ lực giúp thị trường khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 21:52

Việc lãi suất ngân hàng ở mức thấp đã tác động ít nhiều đến tâm lý của người dân, niềm tin khôi phục trở lại khiến thị trường BĐS tại Hà Nội dường như khởi sắc phục hồi nhanh.

Huyện 'cửa ngõ' miền Tây Nam Bộ sẽ trở thành đô thị thông minh: Có đến 46 dự án nhà ở, 13 khu công nghiệp

Huyện 'cửa ngõ' miền Tây Nam Bộ sẽ trở thành đô thị thông minh: Có đến 46 dự án nhà ở, 13 khu công nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 21:49

Đến năm 2045, xây dựng địa phương thành đô thị loại II, đồng thời phát triển đô thị thông minh, sinh thái, bản sắc, tiên phong áp dụng thành tựu cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

Gánh nặng nợ xấu hàng trăm tỷ của Tân Hoàng Minh giữa bối cảnh bất động sản chưa được ‘rã băng’

Gánh nặng nợ xấu hàng trăm tỷ của Tân Hoàng Minh giữa bối cảnh bất động sản chưa được ‘rã băng’

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 21:48

Trong một nỗ lực không ngừng nghỉ từ phía Agribank nhằm xử lý các khoản nợ xấu có liên quan đến Tân Hoàng Minh, hàng loạt tài sản thế chấp của doanh nghiệp này tiếp tục ‘đại hạ giá’ sau nhiều lần rao bán thất bại.