Thứ năm, 02/05/2024, 14:28 PM

Nhân lực chất lượng cao: “Cầm vàng đừng để vàng rơi”

(CL&CS) - Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, đang là một điểm nghẽn lớn trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam. Vì vậy, nếu không chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đón làn sóng đầu tư FDI chất lượng cao, Việt Nam sẽ bỏ lỡ một “mỏ vàng” trong tương lai.

Công nhân sản xuất trong Nhà máy VinSmart. Ảnh minh hoạ: ST

Công nhân sản xuất trong Nhà máy VinSmart. Ảnh minh hoạ: ST

Chất lượng nguồn nhân lực- yếu tố chính thu hút công nghệ cao

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao đang là nút thắt Việt Nam cần sớm tháo gỡ để có thể đẩy mạnh hút dòng vốn chất lượng cao. Hiện có hơn 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, mà trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao nhiều nhất.

Đáng chú ý, hiện đang có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới…, nhưng thực tế triển khai lại đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung-cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động. Người học và các cơ sở đào tạo sẽ ưu tiên lựa chọn, đầu tư những ngành nghề có chi phí đào tạo thấp mà thị trường lao động trước mắt có nhu cầu lớn. Vì vậy, mặc dù ngành công nghệ vi mạch bán dẫn không phải là ngành đào tạo hoàn toàn mới, đã có một số trường đại học lớn triển khai đào tạo từ nhiều năm nay, nhưng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp đến nay còn rất thấp.

Thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn, vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng, do đó thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp, tập đoàn FDI.

Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp bán dẫn, vi mạch là một ngành có tiềm năng rất lớn trong tương lai về nhu cầu nhân lực trình độ cao, chất lượng cao. Cũng như nhiều ngành công nghệ cao khác, ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi mức đầu tư cao và đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực sẵn có.

Đứng ở góc độ đại diện cho một doanh nghiệp FDI, ông Gaur Dattatreya, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bosch Global Software Technologies khẳng định, dù nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một thời điểm hết sức khó khăn với hàng loạt khủng hoảng và biến động đáng tiếc, tuy nhiên, ông vẫn luôn tin vào khả năng bứt phá cũng như định hướng của Chính phủ về việc đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nguồn đầu tư chất lượng cao và công nghệ cao. Đặc biệt, hiện Bosch đang có kế hoạch cụ thể tiếp tục đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam cho các lĩnh vực mới như chất bán dẫn hay thiết kế chip.

“Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đặt hay dịch chuyển căn cứ của các tập đoàn đa quốc gia. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ cân nhắc và có kế hoạch cụ thể để phát triển nguồn nhân lực của các ngành công nghệ cao trọng điểm. Theo đó, cần bắt đầu bằng việc khuyến khích sự phát triển của hệ sinh thái kết nối giữa doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục dạy nghề, và bậc đại học, từ đó tạo điều kiện cho nguồn nhân lực Việt Nam được tiếp cận trang bị các kiến thức và kỹ năng thực tiễn để đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp trọng điểm”, ông Gaur Dattatreya đề xuất.

Đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước

Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, không gian phát triển tiếp của Việt Nam đã tới hạn khi những động lực đến từ lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên không còn là lợi thế. Việt Nam cần nhanh chóng chuyển hướng sang đầu tư cho nhân lực chất lượng cao để đẩy nhanh hơn tốc độ tham gia vào những ngành công nghệ cao mũi nhọn. Việt Nam cần phân tích và dự báo những lĩnh vực công nghệ có tiềm năng để tập trung đào tạo có chiều sâu, thúc đẩy đầu tư tư nhân mạnh mẽ hơn.

Việt Nam hiện đang là một trong các “cứ điểm” quan trọng của nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn chính là mức độ đáp ứng về nhân lực công nghệ cao. Ông Chou I Wen, Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổng bộ Foxconn Việt Nam cho biết, hiện các vị trí tuyển dụng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, chỉ có 30% ứng viên đáp ứng được về kỹ năng, kiến thức chuyên môn. “Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi luôn coi trọng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, thông qua hình thức đặt hàng đào tạo với nhà trường, tăng cường tiếp nhận sinh viên các trường đến thực tập trải nghiệm, cử nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài… nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên. Nhưng đây chỉ là những giải pháp tạm thời của doanh nghiệp”, ông Chou I Wen cho biết thêm.

Đồng thời, ông Chou I Wen cũng đề xuất, Việt Nam cần triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực và công nhân kỹ thuật chất lượng cao trong các ngành công nghiệp cốt lõi. Đầu tư thêm các cơ sở thực hành… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng đầu tư công nghệ cao.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, bên cạnh sự định hướng rõ nét, nguồn lực hỗ trợ và công cụ điều phối hiệu quả của Nhà nước, rất cần sự chủ động vào cuộc của các cơ sở giáo dục đại học, kết hợp cùng các tập đoàn, doanh nghiệp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước, từ đó thu hút đầu tư, phát triển thị trường lao động.

Đề xuất các chính sách, TS. Nguyễn Trung Hiếu (Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông) cho rằng, cần nghiên cứu tổ chức tối thiểu 3 trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, đặc biệt ưu tiêu đầu tư cho thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Đồng thời xây dựng chính sách, quy định cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, lập và phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh vi mạch bán dẫn ở Việt Nam; chính sách hỗ trợ trường đại học đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia phục vụ đào tạo, nghiên cứu; rồi chính sách về học bổng, học phí, ưu đãi tín dụng và các chính sách khác thúc đẩy người học quan tâm, kiên trì theo đuổi lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Quảng Ninh sau điều chỉnh đơn vị hành chính: Công bố nhiều tên xã phường mới, giảm 6 đơn vị cấp xã

Quảng Ninh sau điều chỉnh đơn vị hành chính: Công bố nhiều tên xã phường mới, giảm 6 đơn vị cấp xã

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 09:17

Sau khi thực hiện điều chỉnh, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh mới đây đã chốt tên của nhiều xã, phường sau khi thực hiện sáp nhập.

'Ngáo giá' mãi cũng phải dừng, chung cư giảm 300 triệu đồng, môi giới miệt mài chào khách cũ cũng không mua

'Ngáo giá' mãi cũng phải dừng, chung cư giảm 300 triệu đồng, môi giới miệt mài chào khách cũ cũng không mua

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 09:15

Từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, thanh khoản của thị trường căn hộ chung cư đang có dấu hiệu chậm lại. Chủ cũ chủ động giảm 100-300 triệu đồng/căn.

Hy hữu một huyện ở Việt Nam được 'sống dậy' sau 20 năm, là kết quả sự đồng lòng của hơn 99% cử tri

Hy hữu một huyện ở Việt Nam được 'sống dậy' sau 20 năm, là kết quả sự đồng lòng của hơn 99% cử tri

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 09:14

Sau 20 năm tách ra, gộp vào, một huyện tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được tái lập sau 20 năm tách ra thành 2 huyện khác nhau.