Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 15/04/2024, 14:07 PM

Nhà lãnh đạo người Việt duy nhất từ chối giải Nobel Hòa bình, là nhà ngoại giao chiến lược, 'Cố vấn đặc biệt' của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris

Đồng chí là “một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” và xứng đáng với những “công trạng to lớn vì Đảng, vì Dân”.

Cuộc đời Lê Đức Thọ - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đồng chí Lê Đức Thọ (tên thật là Phan Đình Khải) sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân, huyện Nam Trực), tỉnh Nam Định (xã Nam Vân nay thuộc thành phố Nam Định).

Chân dung đồng chí Lê Đức Thọ (1911-1990)

Chân dung đồng chí Lê Đức Thọ (1911-1990)

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở một vùng đất truyền thống yêu nước và trọng học vấn, Lê Đức Thọ từng nổi tiếng với tinh thần hăng hái và đam mê tham gia các hoạt động học sinh tại thành phố Nam Định khi mới 14 tuổi. Chàng trai trẻ Lê Đức Thọ khi ấy tham gia tích cực vào các biểu tình, cuộc bãi khóa và cuộc đấu tranh để thúc đẩy việc giải phóng dân tộc khỏi sự chi phối của thực dân Pháp và thả nhà yêu nước Phan Chu Trinh.

Vào năm 17 tuổi, Lê Đức Thọ đã gia nhập vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau đó, khi 28 tuổi, Lê Đức Thọ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Đảng.

Ngày 7/11/1930, Lê Đức Thọ bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ, và sau đó, ông bị kết án tù chung thân trong một phiên tòa án đầy bất công vào ngày 27/1/1931. Tuy nhiên, với ý chí kiên định, Lê Đức Thọ đã chiến đấu để chống lại sự bất công này và cuối cùng đã đạt được giảm án xuống 10 năm tù và bị đày ra nhà tù Côn Đảo.

Năm 1936, do sức ép từ phong trào dân chủ tại Pháp và sự đấu tranh quyết liệt của dân Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã buộc phải thả một số tù binh chính trị trong đó có Lê Đức Thọ. Sau đó, Lê Đức Thọ trở về quê hương và tiếp tục hoạt động cách mạng, xây dựng các cơ sở bí mật cho Đảng ở Nam Định và lãnh đạo cuộc đấu tranh dân chủ của nhân dân.

Empty

Năm 1939, Lê Đức Thọ bị bắt lại bởi thực dân Pháp và kết án 5 năm tù, bị giam giữ tại nhiều nhà tù khác nhau, nhưng dù bị tra tấn, ông vẫn giữ vững tinh thần cách mạng, biến nhà tù trở thành nơi học tập và đào tạo cán bộ cho Đảng.

Sau khi kết thúc án phạt vào năm 1944, Lê Đức Thọ được giao nhiệm vụ làm việc tại khu vực an toàn của Trung ương Đảng, đảm bảo bí mật và an toàn cho hoạt động của Đảng.

Empty

Lê Đức Thọ đã có nhiều đóng góp trong việc phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, được tham gia vào Thường vụ Trung ương Đảng và cùng với các đồng chí khác, lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa đó dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau khi đất nước giành được độc lập, đồng chí được giao nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức và phát triển lực lượng Đảng, Đoàn thể, cũng như xây dựng và củng cố Chính quyền Cách mạng. Đồng chí đã chỉ đạo tốt công tác bảo vệ chính quyền, giữ vững và phát huy thắng lợi của cách mạng, kịp thời chuẩn bị cho đất nước bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

Đồng chí Lê Đức Thọ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, từ ngày 5-10/9/1960 (Ảnh: TTXVN)

Đồng chí Lê Đức Thọ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, từ ngày 5-10/9/1960 (Ảnh: TTXVN)

Năm 1945, ông đại diện cho Trung ương Đảng và Chính phủ vào miền Nam, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến của Nhân dân Nam Bộ. Ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư xứ ủy Nam Bộ vào năm 1949, sau đó làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam từ 1949 đến 1954. Sau hội nghị Genève, ông được điều về miền Bắc làm việc và trở thành thành viên mới của Bộ Chính trị vào cuối năm 1954, được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương vào năm 1956.

Từ tháng 5/1967, ông đảm nhận vai trò cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris

Từ tháng 5/1967, ông đảm nhận vai trò cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris

Năm 1967, ông được bổ nhiệm vào Quân ủy Trung ương và sau đó, vào năm 1968, ông được Bộ Chính trị gửi vào miền Nam làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Từ tháng 5/1967, ông đảm nhận vai trò cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, trực tiếp tham gia đàm phán với Mỹ để chấm dứt chiến tranh và thiết lập hòa bình tại Việt Nam.

Cố vấn Lê Đức Thọ tại cuộc đàm phán với Henry Kissinger, ngày 13/1/1973 (Ảnh: TTXVN)

Cố vấn Lê Đức Thọ tại cuộc đàm phán với Henry Kissinger, ngày 13/1/1973 (Ảnh: TTXVN)

Lê Đức Thọ là Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, trực tiếp đàm phán với Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đồng thời, ông cũng đóng góp quan trọng vào việc chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tham gia vào chiến dịch lịch sử của Hồ Chí Minh, giúp thực hiện mong muốn của Bác Hồ là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Cố vấn Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger bắt tay nhau sau khi ký tắt hiệp định Paris ngày 23/1/1973 (Ảnh: TTXVN)

Cố vấn Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger bắt tay nhau sau khi ký tắt hiệp định Paris ngày 23/1/1973 (Ảnh: TTXVN)

Ngoài ra, Lê Đức Thọ cũng có nhiều đóng góp lớn trong việc hỗ trợ nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ Khơ-me đỏ và thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

Với những công lao của mình, đồng chí Lê Đức Thọ đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương, danh hiệu vinh dự cao quý khác; Đảng và Nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Cách mạng Tháng Mười; Đảng và Nhà nước Campuchia trao tặng Huân chương Ăng-co.

Chân dung đồng chí Lê Đức Thọ gửi tặng đồng chí Nguyễn Chí Thanh Nguồn ảnh: Gia đình đồng chí Nguyễn Chí Thanh

Chân dung đồng chí Lê Đức Thọ gửi tặng đồng chí Nguyễn Chí Thanh Nguồn ảnh: Gia đình đồng chí Nguyễn Chí Thanh

Trong Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Lê Đức Thọ đã được tuyên dương là “một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” và xứng đáng với những “công trạng to lớn vì Đảng, vì Dân”.

Ngày 13/10/1990, do bị bệnh hiểm nghèo đồng chí Lê Đức Thọ đã qua đời, hưởng thọ 79 tuổi, được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. 

Người duy nhất trên thế giới từ chối giải Nobel Hòa bình

Ngày 16/10/1973, Ủy ban Nobel công bố giải thưởng Nobel Hòa bình được trao chung cho đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger vì “những nỗ lực của họ trong việc đàm phán ký kết Hiệp định Paris năm 1973, theo đó Mỹ rút quân khỏi Việt Nam”.

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Kissinger

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Kissinger

Lê Đức Thọ trở thành người Việt Nam và người châu Á đầu tiên được trao tặng giải Nobel Hòa bình. Nhưng ông đã gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải với lý do Ủy ban Giải đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo hòa bình. 

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trao tặng bút cho Tiến sĩ Kissinger sau khi hai bên ký tắt

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trao tặng bút cho Tiến sĩ Kissinger sau khi hai bên ký tắt "Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" ngày 23/1/1973 (Ảnh: TTXVN)

Trong cuộc phỏng vấn với một nhà báo Mỹ, Lê Đức Thọ cũng nêu rõ lý do không nhận giải thưởng. Theo ông, Mỹ là bên gây chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, vì thế, một bên đi xâm lược, một bên chống lại quân xâm lược để giải phóng dân tộc mình khỏi ách áp bức không thể cùng chia nhau giải Nobel Hòa bình. Hơn nữa, thời điểm đó hòa bình vẫn chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam, đất nước vẫn còn chia cắt, nên ông quyết định không nhận giải thưởng. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.

Trái ngược với Lê Đức Thọ, Kissinger đã đồng ý nhận giải thưởng trị giá 510.000 USD vào thời điểm đó. Hành động này gây ra làn sóng chỉ trích từ truyền thông Mỹ, tạp chí Time cho rằng "chỉ có Nhà Trắng vui vẻ thông báo điều này" và quyết định của Ủy ban Nobel "đã khơi dậy cơn bão chỉ trích chưa từng có".

Các nhà quan sát nhận thấy rằng điểm mấu chốt của cuộc tranh cãi về giải Nobel Hòa bình năm 1973 là trong khi các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn đang diễn ra, Kissinger và các lãnh đạo Mỹ vẫn cho phép tiến hành chiến dịch rải bom Hà Nội bằng máy bay B-52 và chỉ chịu nhượng bộ sau khi thất bại trước trận "Điện Biên Phủ trên không". Điều này đã khiến tờ New York Times gọi giải thưởng năm đó là "Nobel vì Chiến tranh".

Đồng chí Lê Đức Thọ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dự lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (15/5/1975) (Ảnh: TTXVN)

Đồng chí Lê Đức Thọ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dự lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (15/5/1975) (Ảnh: TTXVN)

Sự kiện trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 cũng làm xáo trộn trong chính Ủy ban Nobel khi hai thành viên không đồng ý trao giải cho Kissinger đã từ chức để phản đối. Vào ngày 1/5/1975, một ngày sau khi Việt Nam giành lại hòa bình, Kissinger đã gửi một bức thư tới Ủy ban Nobel để trả lại giải thưởng nhưng ủy ban này đã từ chối.

Tham khảo:

- Đồng chí Lê Đức Thọ - Nhà lãnh đạo tài năng của cách mạng Việt Nam - Báo Tin tức

- Đồng chí Lê Đức Thọ - Nhà lãnh đạo tài năng, người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh - Cổng thông tin điện tử Nam Từ Liêm

- Giải Nobel Hòa bình gây tranh cãi nhất trong lịch sử - Vnexpress

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

Cô gái đạt điểm thi 29/42 Olympic Toán quốc tế cao nhất Việt Nam, sang Mỹ nhờ học bổng Chính phủ

Cô gái đạt điểm thi 29/42 Olympic Toán quốc tế cao nhất Việt Nam, sang Mỹ nhờ học bổng Chính phủ

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:39

Dù đã 16 năm trôi qua nhưng thành tích mà cô gái này đạt được vẫn là kết quả cao nhất của học sinh nữ Việt Nam trên đấu trường Olympic Toán quốc tế.

Việt Nam chính thức thông tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, chạy băng những cánh đồng điện gió đẹp mê ở vùng 'gió như phang, nóng như rang'

Việt Nam chính thức thông tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, chạy băng những cánh đồng điện gió đẹp mê ở vùng 'gió như phang, nóng như rang'

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:35

Mỗi thời điểm trong năm, cánh đồng điện gió lại khoác trên mình chiếc áo với sắc màu khác nhau mang đến khung cảnh tuyệt đẹp.

2 gia vị rẻ bèo là ‘thần dược’ hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường, hầu như nhà nào cũng để sẵn trong bếp

2 gia vị rẻ bèo là ‘thần dược’ hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường, hầu như nhà nào cũng để sẵn trong bếp

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:32

Trong gian bếp của mỗi gia đình thường có 2 gia vị "quốc dân" giúp hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường hiệu quả.