Thứ sáu, 06/09/2024, 18:54 PM

Nghệ An áp dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất rừng trồng

(CL&CS)- Tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu đưa năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 - 30m3/ha/năm, sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đạt 2 -2,2 triệu m3/năm.

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước với hơn 1 triệu ha (bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng), tính đến nay, độ che phủ rừng đạt 58,36%, trữ lượng gỗ khoảng 91 triệu m3, sản lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm đạt từ 1,2 - 1,4 triệu m3, chưa kể hàng nghìn tấn dược liệu, lâm sản khác ngoài gỗ.

Đến nay, sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 6,93%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 344 triệu USD, trồng rừng tập trung đạt 20.500ha, gỗ khai thác đạt 1,6 triệu m3.

Rừng trồng của tỉnh Nghệ An khá đa dạng, với khoảng 17 loài cây trồng như: Keo, Bạch Đàn, Lát Hoa, Thông, Mỡ, Bồ Đề, Mét, Giổi, Quế,… Trong đó, cây phục vụ nguyên liệu gỗ chiếm tỷ lệ lớn với trên 84%, cây lấy nhựa (thông) chiếm 7,5%, còn lại các loài cây trồng khác. Toàn tỉnh đã tạo được hơn 38,2 triệu cây giống các loại trong năm 2023 ( chủ yếu cây Keo và Bạch Đàn).

Giải pháp được tỉnh đề ra là ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống đảm bảo chất lượng, ổn định; lựa chọn cây trồng sản xuất gỗ lớn, cây đặc sản, cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái của tỉnh.

uploaded-vantruongbna-2023_11_15-_bna-van-truong-mm-6889

Nghệ An áp dụng khoa học kỹ thuật  tăng năng suất rừng trồng

Cùng với đó, sử dụng nguồn hợp pháp của chủ rừng, nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và nguồn kinh phí chi trả dịch môi trường rừng để hỗ trợ các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu phát triển đồng bào dân tộc thiểu số và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng.

Ngoài ra, tỉnh sẽ lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết cụ thể cho từng chức năng, từng đối tượng và phản ánh đúng thực trạng sử dụng. Gắn với đó, thực hiện trồng rừng mới trên diện tích đất trống được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp đối với cả rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết, những năm gần đây tốc độ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá nhanh. Bình quân mỗi năm, tỉnh trồng được khoảng từ 18.000 – 19.000 ha rừng tập trung, trên 4 triệu cây phân tán.

Tại nhiều địa phương trong tỉnh, nghề rừng đã có bước chuyển biến về tổ chức, cơ cấu sản xuất và nhận thức; nhiệm vụ xã hội hóa nghề rừng có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động trồng rừng có chiều sâu, khắc phục được tình trạng sản xuất quảng canh, năng suất, hiệu quả rừng trồng thấp.

Thống kê cho thấy, năng suất bình quân rừng trồng khi khai thác chính có xu hướng tăng rõ rệt từ mức 13m3/ha/năm vào năm 2016 lên 18m3/ha/năm. Sản lượng gỗ khai thác tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,85%/năm.

Để trồng rừng nguyên liệu đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng hiện nay Nghệ An chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư thâm canh rừng là giải pháp tối ưu. Khuyến khích người dân trồng theo tiêu chuẩn FSC nhằm nâng cao giá trị rừng. Theo kế hoạch, thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm sẽ hỗ trợ kinh phí 6-7 tỷ đồng cho các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng các mô hình vườn ươm cải tiến sản xuất cây giống keo lai nuôi cấy mô.

uploaded-vantruongbna-2023_11_15-_bna-van-truong-bnm5-6217

Việc xây dựng các vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phát triển rừng bền vững gắn với chứng chỉ rừng; chuyển giao quy trình sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu trồng rừng gỗ lớn. Thông qua mô hình, sẽ giúp nông dân có nguồn giống cây lâm nghiệp chất lượng cao.

Ngoài ra, Nghệ An đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ tại xã Nghi Lâm, Nghi Lộc để sớm đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu giống keo nuôi cấy mô chất lượng cao phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

Bình luận

Nổi bật

Nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn, cho năng suất cao, chất lượng tốt

Nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn, cho năng suất cao, chất lượng tốt

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:05

(CL&CS) - Hiện nay, việc phát triển kỹ thuật canh tác, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm nguồn lực nói chung và chi phí vận hành nói riêng; đồng thời hiện đại hóa hoạt động nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh tại tỉnh Bến Tre.

Áp dụng kỹ thuật tăng năng suất cho heo nái sinh sản

Áp dụng kỹ thuật tăng năng suất cho heo nái sinh sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 10:54

(CL&CS)- Trong chăn nuôi heo, việc áp dụng kỹ thuật trong quản lý và chăm sóc để đảm bảo năng suất sinh sản cho heo nái là một phần quan trọng, bởi chúng góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho các trang trại cũng như giúp giảm các chi phí về chăn nuôi và thú y.

Giống lúa Hương Châu 6 cho năng suất đạt 80 tạ/ha, lợi nhuận bình quân cao hơn so với giống lúa khác

Giống lúa Hương Châu 6 cho năng suất đạt 80 tạ/ha, lợi nhuận bình quân cao hơn so với giống lúa khác

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:18

(CL&CS) - Hương Châu 6 là giống lúa thuần, chất lượng cao do Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) nghiên cứu chọn tạo, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2019. Giống lúa Hương Châu 6 đang được đánh giá là giống lúa triển vọng khi liên tục được bà con nông dân đánh giá cao tại các vùng trồng khác nhau trên khắp cả nước.